Vietnews.ru
Tham khảo

Re: Các "bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường

27/08/2012 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Các "bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường - Kỳ 2: “Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ”

Khắp Matxcơva, không đâu có cảnh quan đẹp bằng đồi Chim Sẻ. Khu vực quanh đồi là một trong những khu thanh thế nhất nước Nga, nơi có Đại học Matxcơva, Viện Hóa lý và Mosfilm (trung tâm công nghiệp điện ảnh Nga).

Re: Các "bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường
Tỉ phú Khodorkovsky (trái) được xem là người khá thân cận với Tổng thống Yeltsin - Ảnh: Rt.ru

Đó cũng là địa điểm tụ họp của một hội quán đặc biệt. Tháng 9-1994, một nhóm doanh nhân trẻ quy tụ trong một biệt thự tại đồi Chim Sẻ, trong đó có Mikhail Khodorkovsky, Alexander Smolensky, Boris Berezovsky, Vladimir Vinogradov, Vladimir Potanin, Mikhail Friedman, Oleg Boiko và Alexander Yefanov. Tất cả đều đến theo lời mời của Vasily Shakhnovsky, 37 tuổi, một trong những tùy viên hàng đầu của Yuri Luzhkov. Shakhnovsky được lôi kéo vào lớp men chính trị mới tại Matxcơva với cương vị thành viên ban cố vấn Luzhkov.

Luật chơi mới

Từ Tòa thị chính Matxcơva, Shakhnovsky đã chứng kiến làn gió chính trị - kinh tế mới thổi vào Matxcơva. Những biến động như vụ đảo chính Gorbachev vào tháng 8-1991, cuộc “cách mạng” kinh tế của Boris Yeltsin năm 1992 đến cuộc chạm trán tóe lửa giữa Yeltsin và quốc hội tháng 10-1993 đã khiến các doanh nhân phải nghĩ đến một thứ luật chơi thống nhất.

Đây là lúc giới tư sản thế hệ mới phải nhận thức họ muốn gì từ chính phủ và để làm được điều này họ cần một sức mạnh tập thể.Và như vậy, Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ ra đời. Họ thảo ra một luật chơi, lập ra một mô hình nhóm lợi ích, trong đó mỗi thành viên đều thống nhất không dùng tiền hối lộ để trù ếm đối thủ, không dùng phương tiện truyền thông mắng mỏ nhau và phải tạo ra một “đội quân” với mạng tình báo chuyên nghiệp làm công cụ riêng.

Trước đó, nhiều cựu viên chức KGB từng được thuê để chôm chỉa tài liệu đối phương cũng như thăm dò chuyển động chính sách trong bộ máy nhà nước. Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ gặp nhau định kỳ thứ năm hằng tuần, khoảng 7g tối, cùng dùng bữa chung và sau đó bàn luận đến nửa đêm. Một trong những lý do nữa khiến Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ ra đời là các tay tài phiệt trẻ đều cần có một nhà bảo trợ chính trị uy tín cực mạnh, trong bối cảnh cuộc chiến thanh trừng đối thủ theo kiểu mafia ngày càng bùng nổ.

Vụ Berezovsky bị ám sát hụt là một trong những điển hình.Trước khi thành viên Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 9-1994, doanh nghiệp Logovaz của Berezovsky là công ty làm ăn thành công nhất làng kinh doanh xe hơi. Không chỉ là đại lý lớn nhất của Zhiguli, Logovaz còn bán Mercedes, Honda, Chevrolet, Chrysler, Volvo và bắt đầu có kế hoạch làm đại lý cho Daewoo. Người ta có thể thấy biển quảng cáo Logovaz khắp Matxcơva.

Trong khi đó, thị trường xe hơi đang là sân chơi béo bở của mafia. Tại Matxcơva, có ít nhất ba nhóm mafia kinh doanh xe hơi: hai nhóm Chechnya và nhóm Slavic có tên Solntsevo. Tháng 9-1993, bãi đổ xe của Logovaz bị tấn công ba lần và các phòng triển lãm Logovaz bị phá hoại bằng lựu đạn.

Tiếp đó, mafia quyết định thanh toán Berezovsky. Năm giờ chiều 7-6-1994, Berezovsky bước ra khỏi Câu lạc bộ Logovaz tại đường Novokuznetskaya, vào băng ghế sau của chiếc Mercedes 600. Khi xe chạy ngang một trụ đồng hồ gắn trên phố, quả bom cài trong trụ đồng hồ phát nổ, xé toạc phần trước chiếc Mercedes, làm tung lên không khí hàng ngàn mảnh sắt.

Viên tài xế bị văng mất đầu và tay cận vệ (ngồi ghế trước) bị hỏng một mắt. Bảy khách bộ hành bị thương nặng và cửa kính vài ngôi nhà gần đó bị nứt vỡ. Nám khói đen, thân thể đầy máu và run lẩy bẩy, Berezovsky lồm cồm bước ra từ chiếc xe nát.Vụ ám sát trùm Berezovsky đã làm chấn động Matxcơva, xảy ra trong bối cảnh Matxcơva đang trở thành chiến trường đẫm máu của mafia. Cho đến tháng 6-1994, 52 quả bom đã nổ tại Matxcơva (so với 61 vụ đánh bom trong suốt năm 1993). Berezovsky treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai chỉ ra bọn ám sát.


Nhà báo Vladislav Listyev - nạn nhân của một vụ “xung đột lợi ích” - Ảnh: N.Y.Times

Berezovsky bước vào “câu lạc bộ tổng thống”

Sau cuộc điều trị tại Thụy Sĩ trở về, Berezovsky quyết định mở rộng doanh nghiệp và bắt đầu bước vào lĩnh vực truyền thông. Để bảo đảm hoạt động làm ăn suôn sẻ, nhất thiết phải thâm nhập Kremlin và Berezovsky lập kế hoạch tiếp cận Boris Yeltsin. Trong những phiên họp đầu tiên tại Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ, Berezovsky từng nhiều lần nhấn mạnh sức ảnh hưởng chính trị trong hoạt động kinh doanh.

Trong thực tế, Berezovsky đã ấp ủ tham vọng “kẻ tạo ra vua” trong lịch sử cận đại Nga. Cuối cùng, Berezovsky cũng tiếp cận được Yeltsin, qua vai trò “dắt mối” của nhà báo trẻ Valentin Yumashev, người gần gũi Yeltsin thời Perestroika (giữa thập niên 1980) và là tổng biên tập một trong những tuần san nổi tiếng nhất Matxcơva (Ogonyok) mà Berezovsky có lần hỗ trợ tài chính.Trước đó, Berezovsky quen Yumashev thông qua sự giới thiệu của Pyotr Aven (cha người này là nhà toán học làm việc chung với Berezovsky tại Viện Khoa học kiểm nghiệm). Pyotr Aven cũng từng có mặt trong bộ máy cải tổ của Gaidar.

Người đầu tiên chứng kiến vụ vận động diện kiến tổng thống Nga của Berezovsky là cận vệ thân tín Alexander Korzhakov của Yeltsin. Korzhakov cho biết cuộc gặp được thực hiện không lâu sau khi Yumashev hoàn thành quyển tiểu sử thứ hai về Yeltsin. Cuối năm 1993, sau cuộc choảng nhau u đầu mẻ trán giữa Yeltsin và quốc hội, Yumashev hối hả viết quyển tiểu sử trên nhưng chưa tìm được nhà xuất bản có uy tín cho việc in ấn và phát hành. Cuối cùng, Yumashev nghĩ đến tập đoàn truyền thông Berezovsky.

Đó là đầu mối của quan hệ Yeltsin - Berezovsky. Kết quả, Berezovsky tài trợ việc ấn hành quyển tiểu sử (nơi chịu trách nhiệm quảng cáo và phát hành là tuần san Ogonyok). Từ đó, Berezovsky trở thành hội viên Câu lạc bộ Tổng thống, nơi quy tụ một nhóm nhỏ thân tín nhất của Boris Yeltsin.Sau đó, Berezovsky giục Yeltsin hỗ trợ mình thành lập một “kênh truyền hình tổng thống”.

Tất nhiên Yeltsin không từ chối.Ngày 29-11-1994, Yeltsin ký sắc lệnh tổng thống (số 2133), ra lệnh tư hữu hóa một phần trong Kênh 1, trở thành đài truyền hình độc lập mang tên Đài truyền hình công cộng Nga (viết tắt ORT theo tiếng Nga). Các cổ đông mới trong ORT gồm vài thành viên kết nghĩa anh em trong Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ (Berezovsky, Khodorkovsky, Friedman, Smolensky...). Cần nói thêm, trong những tháng đầu có mặt trong Kênh 1, Berezovsky đã xung đột gay gắt với giám đốc điều hành Vladislav Listyev.

Ngày 1-3-1995, một tháng trước khi chính thức nắm quyền điều hành ORT, Vladislav Listyev bị nã hai phát chết trước cửa nhà. Vụ ám sát Vladislav Listyev làm kinh động nước Nga. Yeltsin lên án “vụ giết người hèn nhát làm mất một nhà báo truyền hình tài năng đẳng cấp thế giới”.

Chánh công tố Matxcơva bị sa thải và (thị trưởng Matxcơva) Luzhkov bị Yeltsin chỉ trích, tội “nhắm mắt làm ngơ trước cơn dịch mafia trong thành phố”.Tuy nhiên, cuộc điều tra vụ ám sát Vladislav Listyev chẳng đem lại kết quả gì, không ai bị quy kết dính dáng và Berezovsky giành được quyền kiểm soát Kênh 1 (trong đó có ORT)!


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru