Re: Người Nga bàn về các giá trị phương Tây
Cách mà phương Tây tiếp cận với Nga ngày nay cho thấy: nó đã minh chứng sự nỗ lực của phần lớn người phương Tây để quên nguyên tắc trong thỏa thuận của họ với Kremlin. Về cơ bản, tôi nghe thấy hai sự biện minh khác nhau cho cách tiếp cận đó. Đầu tiên, đó là giả thuyết các nhà lãnh đạo Nga (Medvedev) hiểu về sự cần thiết của đổi mới trên cơ sở dân chủ hóa. Do đó, không cần thiết phải giảng giải về dân chủ cho Moscow hoặc nhắc nhở Kremlin theo đuổi cam kết của nước này về cách xử lý khéo léo vấn đề trong nước.
Thậm chí một trong những nhà quan sát thận trọng nhất của Nga (tại thời điểm này là một trong những nhà phê bình có uy tín), Zbigniew Brzezinski miêu tả Medvedev như một người phát ngôn nổi bật nhất về những bài giảng về sự đổi mới, sự dân chủ trong tư tưởng (p.147) tại Nga. (Hoặc đó chỉ là việc nỗ lực để bào chữa cho sự điều chỉnh của Obama?).
Tôi có một câu hỏi, tại sao Medvedev, một người đổi mới đã thất bại trong việc cải cách Nga khi ông là Tổng thống? Tại sao khi là tổng thống ông đã thông qua luật kéo dài những quyền lực thuộc về cá nhân và mở rộng các cơ quan chức năng đại điện cho sự giám sát của nhà nước?
Giờ đây, khi Putin đã trở lại Kremlin và Medvedev đóng vai trò là thủ tướng, chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi ít hơn trong kế hoạch độc lập của ông (thậm chí là nếu bỗng nhiên Medvedev thay đổi quyết định để theo đuổi lời hứa của ông về cải cách).
Nhà phân tích Charles Kupchan cũng lưu ý rằng Medvedev là người "có chủ trương tự do hơn Putin" (p. 109). Ông ta biết điều này như thế nào, khi mà Medvedev không bao giờ cư xử như một người tự do? Bên cạnh đó, Medvedev thừa nhận công khai rằng, trên thực tế ông không phải là người theo chủ nghĩa tự do; ông theo đường lối bảo thủ (người Nga thường ủng hộ chủ nghĩa truyền thống).
Hy vọng của một nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách tiếp quản điện Kremlin và cải cách nước Nga đang là những chủ đề được ưa thích trên mọi phương tiện truyền thông và văn học phương tây. Thậm chí hầu hết các nhà quan sát sắc sảo phương tây đều tin rằng Nga có thể hiện đại hóa từ trên xuống dưới. Thật buồn, những người có triển vọng của chúng ta đã lờ đi lịch sử của người Nga.
Lịch sử đã chứng tỏ rằng quyền lực cá nhân của Nga không thể được cải cách tại Nga; nó chỉ được cải cách từng phần hoặc cải cách thuật hùng biện để mô phỏng chính nó.
Nói một cách thẳng thắn, tôi không hiểu tại sao các nhà quan sát phương tây, theo dõi làn sóng chống đối một người đàn ông Nga cầm quyền tại Nga, tiếp tục tin rằng quyền lực cá nhân ở Nga là có tiềm năng. Nó thật ngây thơ chăng? Hay những người phương tây điển hình đang mơ tưởng? hoặc có thể nó là một cách bào chữa cho những thỏa thuận ngọt ngào thực hiện dưới chế độ Nga?
Có một giả thuyết khác có thể giải thích về sự hồi sinh của chủ nghĩa thực dụng phương tây: với niền tin rằng phương tây là một nền văn minh thống nhất, kết quả của một quá trình lịch sử đặc biệt, và rằng nền dân chủ tự do không thể là bản sao của những nền văn minh khác.
Tóm lại, sự hy vọng thế giới sẽ theo kịp mô hình phương tây và rằng những xã hội khác sẽ trở nên mở cửa hơn nữa, thị trường thuận lợi, và sự dân chủ chỉ là sự giả tạo.
Nhà phân tích Kupchan đã biện hộ rằng sự gia tăng quyền lực ngày nay là con đường thống nhất tiếp theo trước khi hiện đại hóa dựa trên những điều kiện của chính bản thân họ. Văn hóa đã góp một phần trong vai trò đó. Tại Trung Quốc và Nga và chế độ chuyên quyền tư bản khác, văn hóa gia trưởng đối lập hoàn toàn với truyền thống tự do. Hơn nữa, những nước đó đã để lộ ý định với sự lựa chọn theo mô hình phương tây.
Tôi nghĩ rằng ý nghĩ đó đã bị chôn vùi trong một thời gian dài trước đây. Sau khi Hàn Quốc và Nhật Bản, Rumani và Bungari, mỗi nước với đặc điểm văn hóa của mình cùng với bối cảnh lịch sử đã trở thành chế độ dân chủ và sau đó là Đài Loan, thậm chí Xingapo bắt đầu dịch chuyển theo chiều hướng tồn tại đa đảng. Tôi tin rằng thuyết độc nhất của phương tây đã không được thừa nhận nữa. Cuộc cách mạng Arập và những người phản đối Nga nên bác bỏ mọi giả thiết nghiêm trọng cho rằng dân số của họ đang sống dưới chế độ độc tài.
Nếu nhà phân tích chính trị Fukuyama, Bùi Mẫn Hân và Andrew Nathan đều đúng khi cho rằng hệ thống của Trung Quốc có nhiều điều ẩn chứa mà sẽ khiến nó tồn tại không bền vững trong một thời gian dài và rằng mô hình Trung Quốc là thích hợp. Sau đó, Trung Quốc đã tạm dừng câu chuyện thành công của mình và chứng minh rằng họ có một nền văn hóa không đi ngược lại sự tự do.
Với sự tôn trọng để tranh luận rằng Nga và Trung Quốc có thể trở thành sự lựa chọn đối với phương tây, tôi không thể tưởng tượng được những gì đã xảy ra trong xã hội phương tây đã khiến mô hình Nga hoặc Trung Quốc đang đi đến cạnh tranh! Bên cạnh đó, tôi không thể tìm thấy bằng chứng nào thời kỳ hậu Xô viết hoặc các nước khác đánh giá về Nga theo cách này.
Một số chuyên gia cho rằng một ngày nào đó Nga và Mỹ sẽ buộc phải chính thức hóa việc công nhận vấn đề địa chính trị của họ cần cho sự khác biệt của mỗi nước.
Khía cạnh gây bực mình nhất của vấn đề đạo đức giả này chính là do các nhà chính trị phương tây đóng vai trò chính và cộng đồng trí thức tại vũ đại chính trị Kremlin, như là câu lạc bộ Valdai và Diễn đàn Yaroslav đã từng được Kremlin sử dụng như một cách hợp pháp hóa quy tắc độc đoán của nó. Việc tham gia hàng năm của các nhà chính trị phương tây, học giả và nhà báo trong cuộc gặp với lãnh đạo Kremkin đã giúp cho việc làm chủ nghĩa độc đoán Nga xuất hiện một cách văn minh hơn và thừa nhận phương tây. Khi các nhà quan sát phương tây và chính trị gia tham gia diễn đàn Kremlin năm nay, họ phải biết rằng trở ngại đáng kể khi người Nga nhìn thấy chính quyền của Putin như một sự bất hợp pháp. Họ phải biết rằng nhà chức trách đã trấn át nhiều người biểu tình và người đối lập.
Người tham gia phương tây trong cuộc biểu diễn của Kremlin sẽ chỉ làm gia tăng sự thức tỉnh của Nga với phương tây va tiêu điểu của nó là sự đối xử giữa con người với nhau.
Lịch sử của nền văn minh phương tây đã được chứng minh rằng môi trường tốt nhất cho sự phát triển là sự cạnh tranh và những ý kiến trái chiều. Mất đi những người đối lập cũ từ chế độ cộng sản, phương tây đã giành được thậm chí không thông báo về nhiều kẻ thù nguy hiểm hơn: tham nhũng và sự nhạo báng từ hệ thống chế độ độc đoán. Cộng đồng chính trị và doanh ngiệp Nga đã đích thân hội nhập với xã hội phương tây và nó đã đi tiếp trong việc tạo ra một bộ máy rửa tiền quyền lực và nhiều lớp dịch vụ mà hoạt động như một bộ máy (gồm luật sư, ngân hàng, chính trị, nhà báo, chuyên gia và thậm chí là những nhà cố vấn). Lớp dịch vụ này đã tiến hành vận động hành lang một cách thành công trước lợi ích của hệ thống Nga tại phương tây. Một cổ phiếu tăng mạnh gần đây giữa Exxon Mobile và Russian Rosneft theo đó, cổ đông người Mỹ trở thành ông chủ của tập đoàn dầu khí Yukos là ví dụ mới nhất của việc hậu thuẫn lẫn nhau giữa Kremlin và phương tây.
Tôi có thể vừa mới thoát khỏi sự ngờ vực vốn chí ít là một phần của chính trị phương tây thành lập để hiểu một cách tự nhiên về chế độ Nga và dùng nó trong sự thúc đẩy lợi ích của nó. Do đó, Jacques Chirac and Gerhard Schröder đã sử dụng Putin chống chủ nghĩa chống Mỹ để tạo ra một liên minh bât đắc dĩ và theo đuổi kế hoạch của họ trong cuộc chiến Irắc của tổng thống Bush. Ngày nay sự phòng thủ vững vàng của Mátxcơva của Assad là một lý lẽ tốt (và bào chữa) cho phương tây để không làm gì tại Xyri. William Fulbright đã cho biết Liên bang Xô viết đã thực sự trở thành mối đe dọa lớn nhất của chúng tôi.
Trong quá khứ, phương tây có ý nghĩa sống còn đối với hệ thống chính trị Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại, một xã hội gần như sụp đổi đã nỗ lực để tồn tại và đã có một vài thành công. Trong khi đó, để có chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu, người thắng cuộc liên tục theo kịp sự kiện hiện nay, không thể đoán được tương lai và không chuẩn bị cho bất kể cú sốc nào và dần dần trở thành lười suy nghĩ và ý thức hệ rất sơ sài.
Thật vậy, tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi những người theo chủ nghĩa tự do Nga vẫn chờ đợi sự bật lại của phương tây. Chúng tôi tin rằng có một sự thay đổi để trở lại sự tương tác trên toàn cầu theo nhiều hướng đối lập để buộc phương tây mới ảnh hưởng đến Nga và những xã hội chuyển tiếp khác, vốn đang bị sự chán nản cản trở. Tuy nhiên, chúng tôi ngờ rằng phương tây mới có thể phục hồi không cần thay đổi chính sách đối ngoại hiện nay của nó và cách thức mà nó đối xử với thế giới. Chúng tôi ngờ rằng phương tây có thể tự phục hồi với sự nỗ lực của các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng trí thức.
Chúng tôi là những người Nga không cần bất kể sự trợ giúp nào từ phương tây. Chúng tôi không mong bất kể sự giúp đỡ nào trong sự thúc đẩy sự dân chủ. Thực vậy, những từ đó nên được xóa bỏ khỏi từ điển chính trị. Nhiều nhà phương tây nỗ lực để thuyết giảng về dân chủ hoặc giúp đỡ xã hội dân sự của chúng ta sẽ chỉ làm mất thể diện kế hoạch của chúng ta (đặc biệt cho danh tiếng của phương tây hiện nay). Chúng ta cần phương tây tự chăm sóc và phục hồi những nguyên tắc nà họ đã xây dựng trước đây.
Thảo luận về việc cần thiết phải phục hồi sự tự do ở Mỹ và đảm bảo sự lãnh đạo toàn cầu của người Mỹ trong thập kỷ sắp tới và trước mắt, nhà chính trị Thomas Friedman và Michael Mandelbaum đã viện chứng ví dụ về Liên bang xô viết và thị trường mới nổi khác dã xây dưng kinh tế thị trường của họ. Họ kết luận đó là do "liệu pháp gây sốc" (p.329).
Tôi đã bắt đầu cầu nguyện cho phương tây, và tôi sẽ kết thúc nó với một chút hy vọng: đặc biệt là sự mâu thuẫn của người Nga, đó là chưa đề cập đến dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Tôi biết rằng nếu phương tây thất bại trong quá trình hồi sinh chính họ, thì những người Nga chúng tôi sẽ bị kết tội là để bị tư tưởng đó đẩy đi xa mà không biết hướng đi của nó. Và phương tây đã tạo ra nhiều chiều hướng khó khăn hơn để làm cho chúng ta khó đoán định. Có thể chúng ta sẽ nỗ lực để tìm ra nó mà không cần sự hồi sinh tại phương tây. Đó là nhiệm vụ khó khăn và không có sự thay đổi cho quá trình thành công. Sau đó, một lần nữa chúng tôi sẽ chờ đợi để thấy phương tây tự phục hồi như thế nào trong bao lâu?
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022