Vietnews.ru
Tham khảo

Re: TRUNG Á: CUỘC ĐỌ SỨC CỦA RỒNG VÀ GẤU

29/03/2017 (Đọc 10 phút)

Xem thêm:

 Phần 2: Đầu tư và thâu tóm
Trả lời phỏng vấn về cách tiếp cận của Trung Quốc với các láng giềng Trung Á, nhà khoa học chính trị Trung Quốc Wang Ming nói trên tờ Luận Chứng Và Sự Kiện: “Can thiệp quân sự (của Trung Quốc vào Trung Á) là chuyện hoang đường. 

Re: TRUNG Á: CUỘC ĐỌ SỨC CỦA RỒNG VÀ GẤU
Từ trái qua: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cố tổng thống Uzbekistan Islam Karimov -Samoa Observer

Hiện giờ, Trung Quốc xâm chiếm các nước này đơn giản hơn nhờ đồng tiền”. “Chiếm đóng bằng đôla” là cụm từ mà nhà khoa học này sử dụng để nói về thực tế quan hệ của Bắc Kinh với các nước Trung Á hiện nay. Việc “chiếm đóng” ấy đang diễn ra thế nào?

Kinh tế, nợ và lãnh thổ

Có thể nói bức tranh đầu tư chung của Trung Quốc vào khu vực Trung Á là đầu tư vào hạ tầng giao thông cho kế hoạch “Vành đai kinh tế - Con đường tơ lụa”.

Tại Kazakhstan, Trung Quốc đầu tư phát triển giao thông để nối Bắc Kinh với các thị trường châu Âu đi qua nước này. Dịch vụ đường sắt chở hàng nối thủ đô Almaty với cảng Liên Vân thuộc tỉnh Giang Tô, bên bờ Thái Bình Dương.

Lưu thông container từ Trung Quốc tới châu Âu qua Kazakhstan năm 2015 đã tăng gấp đôi. Đặc khu cửa khẩu Khorgos (Hoắc Nhĩ Quả Tư) đã thu hút 3,1 tỉ USD đầu tư từ khi đi vào hoạt động tháng 4-2012.

Tại Uzbekistan, tháng 6-2016 Chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Islam Karimov (qua đời tháng 9-2016) đã khai trương dự án đường hầm xe lửa dài 19,2km trị giá 455 triệu USD, nối thung lũng đông đúc Ferghana với phần còn lại của đất nước Uzbekistan.

Đây là một phần của tuyến đường dài 124km Angren-Pap ở đông Uzbekistan, mà cuối cùng sẽ được nối vào mạng lưới đường sắt xuyên Kyrgyzstan vào Trung Quốc.

Tuyến đường sắt Angren-Pap được xây dựng với mục đích rõ ràng giúp Uzbekistan chấm dứt lệ thuộc vào hệ thống đường sắt thời Xô viết qua Tajikistan, nước láng giềng đang “cơm không lành, canh không ngọt” với Tashkent.

Tại Tajikistan, Trung Quốc hiện đang là chủ tín dụng lớn nhất: 40% các khoản vay của Tajikistan là từ Trung Quốc. Bắc Kinh tài trợ lớn cho các dự án đường sá và thủy điện ở đây. Hơn 100.000 công nhân Trung Quốc đã được đưa vào nước này (tổng dân số Tajikistan hiện khoảng 8 triệu người).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo Tân Hoa xã, các công ty Trung Quốc cam kết đầu tư 1,9 tỉ USD vào ngành chế biến thực phẩm Kazakhstan và rất tích cực thuê lại các khu đất màu mỡ ở Tajikistan và Kazakhstan. Các chuyên gia dự báo không lâu nữa, sản phẩm nông nghiệp do các công ty Trung Quốc sản xuất sẽ vượt sản lượng của chính dân địa phương!
Về công nghiệp, tại Kazakhstan, Trung Quốc kiểm soát tới 30% khối lượng khai thác dầu; còn ở Kyrgyzstan, Trung Quốc đã thuê mỏ sắt Zetim-Too với thời hạn 50 năm.

Turkmenistan, với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu tài nguyên, đã bán khí đốt nhiều nhất sang Trung Quốc, giá trị 8,65 tỉ USD vào năm 2014 (thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước này là Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 567 triệu USD).

Nhà phân tích năng lượng John Roberts nhận xét: “Turkmenistan đang ngày càng lệ thuộc Trung Quốc và khó thấy được những nguồn thu nhập nào khác ngoài xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc, cũng như các khoản vay hậu hĩ từ Bắc Kinh để đổi lấy nguồn khí đốt trong tương lai”.

Ở Uzbekistan, xuất khẩu khí thiên nhiên sang Trung Quốc nhiều tới mức bản thân một số hộ gia đình của nước này thiếu khí đốt trong mùa đông lạnh, theo lời nhà phân tích chính trị Uzbekistan Anvar Nazirov trên Eurasianet.org.

Đi sau các ngành khai thác tài nguyên, đầu tư hạ tầng, chế tạo và nông nghiệp là lĩnh vực dịch vụ. Ở các thủ đô Trung Á, những nhà hàng Trung Quốc mọc lên như nấm sau mưa. Việc thanh toán bằng nhân dân tệ giờ đã phổ biến ngang với đôla Mỹ hay đồng rúp Nga.

“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, Trung Quốc cũng đã kịp điều chỉnh biên giới với các nước Trung Á.

Tác giả Georgi Zotov viết năm 2015 trên tờ Luận Chứng Và Sự Kiện của Nga rằng sau khi Liên Xô tan rã, Bắc Kinh tuyên bố cần điều chỉnh biên giới với các cựu “Cộng hòa Xô viết” Trung Á, bao gồm việc “thu lại” 407km2 lãnh thổ Kazakhstan tại Almatinsk, còn Kyrgyzstan “tự nguyện” chuyển giao cho Trung Quốc (trong các năm 1996-1999) 1.160km2 trên dãy Thiên Sơn.

Tajikistan “nhường” lại 1.358km2 cùng sông Markansu và một phần đất ở Murgabsk. Cổng thông tin Eurasianet.org viết: “Hậu quả tiềm tàng của việc Tajikistan phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc rõ ràng hơn ở năm 2011, khi Dushanbe đồng ý bàn giao 1% lãnh thổ cho Bắc Kinh đổi lấy việc xóa một số khoản nợ... Trung Quốc cho thấy họ đã bỏ tiền vào đúng nơi cần”.

Bên cạnh các khoản đầu tư ồ ạt, Trung Quốc còn mở rộng “quyền lực mềm” ở Trung Á. Tại Uzbekistan, Bắc Kinh đã mở chi nhánh địa phương đầu tiên của Viện Khổng Tử tại Trung Á.
Viện này cung cấp học bổng cho sinh viên Uzbekistan sang du học Trung Quốc. Sinh viên tốt nghiệp các đại học Trung Quốc có xu hướng làm việc cho chính các công ty Trung Quốc.

Kerim Emirabev, doanh nhân ở Astana (Kazakhstan) chuyên làm ăn với Trung Quốc, so sánh trên tờ Luận Chứng Và Sự Kiện rằng mối quan hệ của Bắc Kinh với các thủ đô Trung Á hiện nay giống như tình bạn giữa... rồng và chuột.

Ông nói: “Chuột hiểu rằng dẫu nó có giao tiếp với rồng lịch sự đến đâu thì kết cục của nó cũng chỉ có một: rơi vào miệng rồng. Nhưng chúng chẳng có thể trốn đi đâu cả. Người Trung Quốc cảm thấy Trung Á như nhà của họ bằng cách khéo léo sử dụng sự yếu kém của chính quyền địa phương và mức độ tham nhũng trầm trọng.

Các công ty Trung Quốc như mạng nhện bao phủ Kyrgyzstan, Kazakhstan và Tajikistan, biến chúng tôi thành nơi tiêu thụ hàng hóa của họ, mua đứt các khoáng sản và điều chỉnh biên giới có lợi cho họ. Nhưng như vậy cũng còn ít.

Họ còn nói thẳng vào mặt chúng tôi: Trung Quốc cần lối ra biển Caspian. Và khi nợ của chúng tôi vay Trung Quốc lên tới mức khủng hoảng, chúng tôi không biết phải trả bằng gì. Đó là lúc có thể sẽ lại phải nhân nhượng thêm những vùng đất mới, để những nông dân Trung Quốc mới sang định cư...”.

Tìm thế cân bằng

Từ “vùng ảnh hưởng” của Nga thoát ra, tìm thế độc lập trong điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh là bài toán khó cho các nước cộng hòa Trung Á. Uzbekistan là nước thể hiện rõ nhất nỗ lực cân bằng các đối trọng này.

Bị kẹp giữa hai cường quốc, lúc còn sống, tổng thống Karimov đã luôn cẩn thận trong từng cử chỉ ngoại giao khi giao thiệp với Nga và Trung Quốc. Gần như mỗi năm, ông có mặt tại Matxcơva ngày 9-5 dự lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ hai, rồi ngay sau đó lại lật đật đến Bắc Kinh tham gia một sự kiện với ý nghĩa... giống hệt.

Sử gia Uzbekistan Maxim Matnazarov cho biết thêm truyền thông Uzbekistan - khi nhắc tới sự kiện này - không dùng cụm từ “Chiến tranh vệ quốc vĩ đại” như cách người Nga gọi, mà chỉ là “Thế chiến thứ hai”.

Sự lựa chọn ngôn từ đó có thể ngụ ý rằng “về mặt tư tưởng, cuộc diễu binh của Trung Quốc khớp hơn với quan điểm của Uzbekistan về cuộc chiến”, theo lời Matnazarov.

Một ví dụ khác là tuyến đường sắt Angren-Pap. Theo Eurasianet.org, Tashkent đã xoay xở để 1.500 công việc làm của tuyến đường này được chia đều cho hai phía Uzbekistan và Trung Quốc. Ngoài ra, chính quyền Karimov cũng nỗ lực lôi kéo thêm những nhà đầu tư lớn khác, chứ không chỉ từ Nga và Trung Quốc.

Tháng 5-2016, nhà máy chế biến hóa chất lớn nhất Trung Á - sản lượng dự kiến 4,5 tỉ m3 khí tự nhiên mỗi năm - đã khai trương ở mỏ khí Surgil phía tây bắc Uzbekistan. Tổ hợp trị giá 4 tỉ USD này là một liên doanh với các công ty Hàn Quốc.

Sự e ngại Trung Quốc đến từ những va chạm cụ thể của Bắc Kinh với từng địa phương. Chẳng hạn tại thị trấn Kara-Balta ở Kyrgyzstan, người dân địa phương đã biểu tình phản đối tác hại môi trường của Nhà máy lọc dầu Zhongda khi nó còn đang xây dựng năm 2013.

Sau đó khi nhà máy đi vào hoạt động, đến lượt các công dân người Kyrgyzstan biểu tình đòi mức lương ngang với người Trung Quốc. Còn tại Công ty khai thác vàng Altynken mà Trung Quốc đồng sáng lập ở làng Orlovka, tỉnh Chui cũng nổ ra các cuộc đình công yêu cầu nâng lương.

Một vấn đề lớn là các công ty Trung Quốc không tuyển đủ nhân viên địa phương như cam kết. Cơ quan Di trú quốc gia Kyrgyzstan đã quy định mức trần thuê lao động nước ngoài trong bất kỳ công ty Trung Quốc nào cũng chỉ là 20%. Tuy nhiên, việc thực thi cam kết này luôn bị nghi ngờ.

Tâm lý bài Trung còn thể hiện qua góc độ văn hóa. Tháng 12-2014, nhóm thanh niên thuộc phong trào dân tộc chủ nghĩa Kyrk Choro của Kyrgyzstan đã đột kích một quán karaoke.
Những người đàn ông mặc trang phục kalpak truyền thống lôi một nữ tiếp viên khỏi quán, cáo buộc cô hoạt động mại dâm cho khách hàng Trung Quốc, bôi xấu hình ảnh phụ nữ đất nước!

Vấn đề đất đai đặc biệt nhạy cảm ở Kazakhstan. Cuối năm 2015, chính quyền Astana thông qua luật mở rộng thời hạn cho nước ngoài thuê đất từ 10 năm lên đến tối đa 25 năm.

Mặc dù luật nêu rõ tất cả người nước ngoài đều hưởng lợi như nhau từ điều chỉnh này, các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố phản đối luật mới này rõ ràng nhắm vào công ty Trung Quốc, khiến cuối cùng chính quyền phải tuyên bố ngừng thực thi đạo luật.

Nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - Kazakhstan giai đoạn tháng 8-2013 đến tháng 1-2015 với tựa đề “Cái nhìn của Kazakhstan về Trung Quốc, người Trung Quốc và sự di cư của Trung Quốc”, do học giả hai nước Aziz Bukhanov và Yu-Wen thực hiện, chỉ rõ: báo chí Kazakhstan có xu hướng “đưa các hình ảnh tiêu cực về Trung Quốc, thể hiện nỗi lo và sự đối kháng”.

Thậm chí chính khách có xu hướng dân tộc nổi tiếng ở Kazakhstan Mukhtar Shakhanov, tại cuộc họp bàn về dự luật cho nước ngoài thuê đất nói trên, cho rằng ở Kazakhstan có 24.000 phụ nữ lấy chồng Trung Quốc và không nên cho những gia đình có “nguồn gốc hỗn hợp” này thuê đất!

Ông Shakhanov có thể hơi quá khích, nhưng không phải là vô lý hoàn toàn khi muốn biết Trung Quốc - đất nước rộng 9,6 triệu km2 và có diện tích lục địa lớn thứ nhì thế giới (chỉ sau Nga) - cần thêm đất đai để làm gì nữa?■

Theo http://cuoituan.tuoitre.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022