Tái cơ cấu nền kinh tế Nga sẽ tác động như thế nào tới Việt
Nền kinh tế Nga vẫn đứng vững trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây tính đến thời điểm hiện tại là nhờ vào khả năng thanh khoản, kìm chế lạm phát của Chính phủ và sự tăng nhanh đột biến của mức độ tự cung tự cấp trong nước. Tuy nhiên, là nước có nguồn thu chính từ xuất khẩu dầu mỏ, giá dầu giảm mạnh vẫn là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nga đi vào suy thoái như hiện nay.
Đã có những dự báo rằng giá dầu có thể tiếp tục giảm sâu xuống 20 USD/thùng trong năm 2016. Dự báo này là hoàn toàn có cơ sở do nhu cầu tiêu thụ dầu ở một số thị trường lớn như Trung Quốc, Brazil, châu Âu đang giảm do kinh tế suy yếu, trong khi sản lượng dầu vẫn tăng ở các nước sản xuất dầu chính như Mỹ, Nga và khối OPEC.
Ngoài ra, vào tháng 1/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ban hành sắc lệnh thu hồi các lệnh trừng phạt Iran được áp dụng trong vòng 20 năm qua do nước này đã tuân thủ đúng các thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Theo một số nguồn tin, Iran đang tập trung cho kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ của riêng mình. Điều này được dự báo sẽ làm tăng thêm nguồn cung dầu và tiếp tục tạo thêm áp lực cho giá dầu thế giới trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu thực sự giá dầu giảm sốc xuống 20 USD/thùng trong năm nay thì ước tính GDP trong năm của Nga sẽ giảm 6%, thâm hụt ngân sách tăng 8% GDP, lạm phát tăng lên 12% trong khi giá trị đồng ruble sẽ giảm mạnh. Đồng ruble giảm giá một phần là do các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình Nga đang có xu hướng bán đồng ruble để chuyển sang USD, Euro hay mua sắm các mặt hàng xa xỉ để bảo toàn mệnh giá tiết kiệm.
Đồng ruble Nga giảm mạnh thời gian qua cũng ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể là khi đồng ruble trở nên rẻ hơn so với USD và VNĐ thì những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga sẽ trở nên đắt đỏ đối với người tiêu dùng Nga, buộc họ phải cắt giảm mua sắm.
Các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nga chủ yếu giảm mạnh ở các nhóm hàng điện thoại và linh kiện hay máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thông khác như hàng thủy sản, dệt may, giầy dép các loại, hàng rau quả, cà phê, hạt điều và hạt tiêu cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên, dù thâm hụt thương mại với Nga của Việt Nam có xu hướng gia tăng thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn chiếm vị trí số một trong số các đối tác thương mại của Nga tại khu vực ASEAN. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong giai đoạn 2010-2015 đạt bình quân 2,29 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng trưởng đạt 3,6%/năm. Đặc biệt trong năm 2015, giá dầu thô giảm mạnh đã làm cho kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Nga giảm sâu (đạt 2,18 tỷ USD)
Kể từ năm 2010 đến nay, ngoài các nhóm hàng truyền thống xuất khẩu sang Nga của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, dày dép… Việt Nam còn phát triển xuất khẩu nhiều nhóm hàng như điện thoại các loại & linh kiện, máy vi tính & linh kiện. Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của hai nhóm hàng trên trong năm 2015 dẫn đầu trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga.
Ngược lại, trong nhiều năm qua, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Nga các mặt hàng là nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như xăng dầu, phân bón, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng… Trong năm 2015, nhập khẩu từ Nga của Việt Nam tập trung chủ yếu ở nhóm hàng phân bón, than đá và xăng dầu.
Trong thời gian tới để tái cơ cấu nền kinh tế, nước Nga sẽ tập trung vào thực hiện một số biện pháp như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa để giảm sự phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ cũng như giảm tác động từ các lệnh trừng phạt; tăng cường hợp tác với Trung Quốc đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao; nâng cao năng suất người lao động và hạn chế tình trạng tham nhũng.
Các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại với Nga cần bám sát, theo dõi và nghiên cứu các điều chỉnh trong chính sách kinh tế của Nga để có những đối sách kịp thời, hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế Nga đồng thời đảm bảo mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.
Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu thêm một số hiệp định thương mại có thể ký kết trực tiếp giữa Việt Nam và Nga và các hiệp định thương mại mà Nga ký kết với các quốc gia khác, để có thể tận dụng triệt để những lợi thế trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Ngày 25/4/2016 mới đây, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã phê chuẩn FTA giữa liên minh Kinh tế Á-Âu EAEU (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) với Việt Nam. Đây được coi FTA đầu tiên của EAEU với một nước. FTA này được kỳ vọng không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều và củng cố quan hệ kinh thương mại giữa các bên tham gia thỏa thuận trong đó có Việt Nam, mà còn giúp EAEU mở rộng quá trình tiếp cận nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Trí thức trẻ
TIN LIÊN QUAN
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022