Vietnews.ru
Tham khảo

Tại sao Nga 'đổ núi tiền' vào quân sự?

12/03/2012 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Trong một thế giới đầy biến động, hầu hết các quốc gia phải tìm mọi cách nâng cao tiềm lực quân sự. Nga không phải là ngoại lệ, Thủ tướng Nga Putin khẳng định.

Tờ Foreign Policy mới đây đăng bài bình luận của “người đàn ông quyền lực nhất nước Nga”, Thủ tướng Putin, trong đó nhấn mạnh lý do tại sao Moscow cần nâng cao khả năng quân sự.

Trước đó, nhiều người tin rằng sự trở lại của “người hùng” Putin trong tương lai, nhiều khả năng sẽ đánh dấu kỷ nguyên “vươn mình trỗi dậy” của nước Nga trên phương diện quân sự.

Tại sao Nga 'đổ núi tiền' vào quân sự?
Thủ tướng Putin (phải) khẳng định Nga cần phải nâng cao tiềm lực quân sự. Ảnh minh hoạ: Foreign Policy.
Lý do

Mở đầu bài bình luận, Thủ tướng Nga cho hay có không ít lời kêu gọi các quốc gia mạnh nhất thế giới cân bằng lại quyền lực toàn cầu, chấm dứt tư tưởng, chủ nghĩa bá quyền.

Về phía Nga, trong bất cứ tình huống nào, nước này chưa từng loại bỏ khả năng răn đe chiến lược và sẽ tiếp tục tăng cường nó.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh, Nga sẽ không thể tăng cường vị thế quốc tế, phát triển kinh tế hoặc các yếu tố dân chủ nếu không có khả năng bảo vệ chính mình.

Nga cần phải tăng cường tiềm lực quốc phòng bởi nhận thấy nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh khu vực và thậm chí, liên khu vực.

Ngoài ra, Nga còn phải đối mặt với các nguy cơ đến từ các thế lực phản động, chống phá từ bên trong và bên ngoài. Những thế lực này luôn tìm cách kích động các cuộc nổi loạn trong lòng lẫn xung quanh nước Nga, dọc biên giới các đồng minh của Nga bất chấp luật pháp quốc tế và các điều khoản về an ninh quốc tế.
Trong những tình huống này, Nga không thể chỉ dựa vào riêng biện pháp ngoại giao hay kinh tế để giải quyết xung đột mà phải phát triển đầy đủ các tiềm lực quân sự như một chiến lược răn đe. Điều này sẽ làm tăng sự an toàn cho không chỉ Moscow và còn cho các đồng minh của Nga.
Dốc toàn lực…

Không chỉ giải thích lý do tại sao nước Nga cần tăng cường tiềm lực quân sự, Thủ tướng Putin còn nhấn mạnh, Kremlin đang dốc toàn lực cho các chương trình phát triển lực lượng vũ trang và hiện đại hoá ngành công nghiệp quốc phòng với quy mô chưa từng có trước đây.
Để đạt được mục tiêu này, Moscow dự kiến chi khoảng 23.000 tỷ rúp (khoảng 800 tỷ USD) trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Putin khẳng định đây hoàn toàn không phải là hành động quân sự hoá ngân sách nước Nga.

Mục tiêu của Moscow là xây dựng một đội quân chuyên nghiệp. Các nhân viên an ninh phải được cung cấp đầy đủ các lợi ích xã hội sao cho họ cảm thấy thoả mãn với các trách nhiệm xã hội nặng nề mà họ phải gánh vác.
Thủ tướng Putin cũng thẳng thắn thừa nhận rằng nghành công nghiệp quốc phòng Nga thực tế lãng phí mất 30 năm qua để hiện đại hoá tiềm lực quốc phòng. Tuy nhiên, điều đó không bị lãnh quên.

Có một điều không thể phủ nhận là quân đội Nga có những bước tiến vượt trội. Quân đội sẵn sàng phục vụ trong bất cứ lĩnh vực chiến nào. Họ từng thực hiện các nhiệm vụ hoà bình Gruzia năm 2008 và bảo vệ các khu vực Nam Ossetia, Abkhazia. Ngoài ra, hải quân Nga hiện diện rộng rãi trên khắp các đại dương, trong đó có cả Địa Trung Hải.

Điều gì chờ đợi Nga trong tương lai?

Cuối cùng, Thủ tướng Puitn thẳng thắn trả lời câu hỏi, điều gì đang chờ đợi nước Nga trong tương lai? Trong thập kỷ này, xác suất để một cuộc chiến tranh toàn cầu bùng nổ giữa các cường quốc hạt nhân không cao. Đơn giản, một cuộc chiến như vậy sẽ đặt dấu chấm hết cho nền văn minh của nhân loại. Do đó, khởi động một cuộc xâm lược quy mô lớn chống lại nước Nga-một trong những quốc gia quyền lực nhất thế giới là một điều xuẩn ngốc và không thể xảy ra.

Với độ chính xác cao, Thủ tướng Nga nhận định sẽ có một cuộc chạy đua sản xuất và mua bán các loại vũ khí tầm xa thông thường. Một điều quan trọng, tiên quyết trong việc xác định bản chất của các cuộc xung đột vũ trang chính là khả năng của một quốc gia để đối phó với các mối đe doạ liên quan đến thông tin, đặc biệt, trong lĩnh vực không gian mạng.
Ngoài ra Thủ tướng Putin cũng cho biết, nước Nga phải kiên quyết tăng cường phòng thủ không gian vũ trụ bởi chính sách lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO. Thực tế, cân bằng quyền lực toàn cầu chỉ có thể xảy ra và được bảo đảm nhờ nỗ lực tăng cường lá chắn tên lửa Nga hoặc phải triển khả năng “vô hiệu hoá” bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào đồng thời đảm bảo khả năng trả đũa của Nga hiệu quả và mạnh mẽ hơn.
Tương tự như vậy, tham vọng của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đối với Bắc Cực, khu vực Nga có lợi ích cốt lõi đang buộc Moscow phải hành động để bảo đảm các lợi ích tại đây.

Tuy nhiên, những người bi quan cho rằng việc Nga dồn toàn lực tăng cường tiềm lực quân sự sẽ đặt gánh nặng lên nền kinh tế-một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã. Song, thực tế, Liên Xô tan rã chủ yếu do việc ngăn cấm, kìm hãm các quy luật của thị trường tự do phát triển trong nền kinh tế và các lợi ích của nhân dân không còn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu nữa.
Trong tương lai, Thủ tướng Putin nhấn mạnh nước Nga sẽ không lặp lại sai lầm của quá khứ. Ông cho rằng, các nguồn lực khổng lồ đầu tư hiện đại hoá nghành công nghiệp quân sự và tái trang bị quân đội phải đóng vai trò là đòn bẩy để hiện đại hoá kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng thực tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng các đòi hỏi của thị trường và tạo điều kiện nghiên cứu khoa học.
Nhằm để quá trình tăng cường tiềm lực quân sự diễn ra suôn sẻ và gặt gái thành công, Thủ tướng Nga tuyên bố sẽ kiên quyết chống tham nhũng trong nghành công nghiệp quốc phòng. Thủ tướng Nga nhấn mạnh tham nhũng trong nghành an ninh quốc phòng là tội phản quốc.

Đặt mục tiêu tăng cường tiềm lực quốc phòng song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ giúp bảo vệ chủ quyền của không chỉ riêng Nga mà còn các đồng minh của mình đồng thời duy trì hoà bình cho thế giới.

Theo baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022