Vietnews.ru
Tham khảo

Tầm nhìn Putin làm lu mờ vai trò của LHQ ở Syria?

24/07/2018 (Đọc 12 phút)

Xem thêm:

Đối thoại trở thành xu thế trong kiến tạo và bảo đảm hoà bình cho Syria

Sputnik ngày 19/7 đưa tin, lực lượng nổi dậy và chính quyền Syria đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện tại tỉnh Quneitra, phía tây nam Syria, giáp biên giới với Israel.

“Một thoả thuận ngừng bắn toàn diện đã được đồng thuận giữa các nhóm phiến quân và chính quyền Damascus, đảm bảo quân đội Syria sẽ được tái triển khai tới các vị trí quân sự theo thỏa thuận đã ký với Israel năm 1974", Sputnik tường thuật.

Ngược dòng thời gian. Vào tháng 5/1974, Israel và Syria đã ký một thỏa thuận rút quân sau cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Theo thỏa thuận, Quneitra trở lại dưới quyền kiểm soát của chính phủ Syria.

Quốc kỳ Syria tung bay tại Quneitra

Khi cuộc nội chiến tại Syria bùng nổ vào tháng 3/2011, lực lượng nổi dậy chống lại chính quyền của Tổng thống Assad và đã giành được quyền kiểm soát tỉnh Quneitra từ đó đến nay.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Fars của Iran thì ngày 22/7, lực lượng quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát gần như toàn bộ tỉnh Quneitra từ tay các nhóm phiến quân và quá trình sơ tán các tay súng nổi dậy vẫn diễn ra.

Tổng cộng 7.300 tay súng nổi dậy cùng thân nhân của họ đã rời khỏi Quneitra để tới Idlib ở miền bắc Syria - khu vực đang do lực lượng nổi dậy kiểm soát - qua hành lang Um Batinah.

Không những vậy, nguồn tin chiến trường còn cho biết, quân đội Syria đã giành lại toàn bộ các khu vực mà quân nổi dậy chiếm đóng ở Daraa, và chỉ còn 6% diện tích tỉnh này đang nằm dưới sự kiểm soát của IS.

Như vậy, gần như toàn bộ khu vực giảm căng thẳng phía nam Syria đã thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Syria, sau chiến dịch vừa đánh-vừa đàm của Damascus và Moscow với lực lượng nổi dậy.

Có thể thấy, từ sau chiến thắng Đông Ghouta, vấn đề đối thoại giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy dần đã trở thành xu thế trong quá trình giải quyết xung đột vũ trang, chấm dứt "tình trạng vằn vện" trên chiến trường Syria.

Dù trước các chiến dịch, những cảnh báo về sự khốc liệt và thảm hoạ nhân đạo đã được đưa ra, xong cho đến nay thì các khúc ca khải hoàn được vang lên có sự quyết định rất lớn từ các cuộc đàm phán mang lại.

Điều này cho thấy, tinh thần của Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria - một cơ chế cho tìm kiếm nền hoà bình và kiến tạo một giải pháp chính trị cho Syria thời hậu IS theo sáng kiến của Tổng thống Nga Putin đã được vận dụng.

Dù từ chối Hội nghị Đối thoại Quốc gia, nhưng phe nổi dậy đang được bảo toàn tín mạng nhờ cơ chế này

Điều đáng nói là, mặc dù nhiều nhóm đối lập tẩy chay Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria được tổ chức tại Sochi, nhưng cuối cùng họ đã chấp nhận cơ chế ấy trên chiến trường và các khúc ca khải hoàn được vang lên là nhờ rất lớn vào điều đó.

Với chiến thắng quan trọng và toàn diện tại Quneitra, cho thấy xu thế hoà giải và hoà hợp dân tộc đã chính thức phôi thai sau các bước tiến quân của lực lượng chính phủ Syria - lực lượng ngày càng khẳng định vai trò đại diện chính nghĩa quốc gia.

Đây là điều quan trọng nhất đảm bảo một nền hoà bình thực sự cho đất nước Syria, đảm bảo dân tộc Syria sẽ có ngày vui trọn vẹn, bởi các giới tuyến, cả trên chiến trường và trong lòng người, đang ngày một nhạt nhoà.

Tầm nhìn Putin

Khi cuộc xung đột giữa chính quyền Damascus với lực lượng nổi dậy biến thành một cuộc nội chiến, tạo khoảng trống quyền lực nhà nước tại nhiều vùng lãnh thổ, giúp khủng bố xâm nhập và hoành hành tại Syria.

Lợi dụng tình hình nguy hiểm ấy, nhiều lực lượng lấy danh nghĩa chống khủng bố đã can thiệp vào Syria với tư cách "khách không mời", nhằm lật đổ chính quyền Assad và sắp đặt một bàn cờ chính trị mới tại quốc gia Trung Đông này.

Thực tế đó khiến chính quyền Tổng thống Assad phải nhân danh nhà nước Syria kêu gọi Nga giúp đỡ đánh đuổi khủng bố, giúp dân tộc Syria tránh khỏi thảm hoạ, từ đó cuộc nội chiến tại Syria biến thành một cuộc chiến hỗn hợp và phức tạp.

Cả đất nước Syria như một lò lửa chiến tranh đe doạ cả vùng Trung Đông vốn đã là thùng thuốc súng, người Syria đối mặt với hiểm hoạ "vong nô" và phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn.

Trước tình hình đó, Liên Hợp Quốc đã phải can thiệp vào Syria, quốc tế hoá vấn đề xung đột tại Syria và ngày 18/12/2015 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 2254, mở đầu cho tiến trình hòa bình tại Syria.

HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 2544

Từ đó Nghị quyết định 2254 được xem là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc giải quyết xung đột tại Syria và cũng dựa vào Nghị quyết này, LHQ đã xác lập cơ chế bảo trợ cho tiến trình hoả giải giữa các phe phái thông qua đàm phán tại Hội nghị Geneva.

Tuy nhiên, các vòng đàm phán do LHQ bảo trợ tại Geneva gần như không có tiến triển, còn cuộc chiến tại Syria thì ngày càng thêm ác liệt và phức tạp. Trước bối cảnh đó, Tổng thống Putin đã có những đề xuất đột phá cho vấn đề Syria.

Những nước đi của nhà lãnh đạo Nga đã giúp mang lại hiệu quả rất rõ rệt trong việc giải quyết vấn đề Syria và qua đó ngày càng làm lu mờ vai trò của LHQ trong việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria.

Thứ nhất, Hoà đàm Astana làm lu mờ Hội nghị Quốc tế Geneva về Syria.

Cho đến nay, dù chưa thể đưa ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria, xong các cuộc đàm phán hoà bình ở Astana do Nga bảo trợ cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra được nhiều biện pháp mang tính mở lối cho chấm dứt xung đột tại Syria.

Một trong số các biện pháp mở lối của Hoà đàm Astana chính là đề xuất thiết lập vùng giảm căng thẳng tại Syria - một cách xác lập giới tuyến rõ ràng, xoá bỏ tình trạng vằn vện trên toàn chiến trường Syria.

Biện pháp mang tính đột phá này là tiền đề quan trọng nhất quyết giúp mang lại hiệu quả cho cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, khi những kẻ khủng bố đội lốt "đối lập ôn hoà" phải chường mặt ra và mưu đồ sử dụng chúng làm con bài chính trị bị lật tẩy.

Hiệu quả và tính thực chất của Hoà đàm Astana khiến cho Thượng nghị sĩ nổi tiếng Mỹ John McCain phải lên tiếng kêu gọi Washington cần tham gia cơ chế này - dù chỉ là khách được mời - chứ không chỉ theo đuổi cơ chế Hội nghị quốc tế Geneve.

Thứ hai, Hội nghị Đối thoại Quốc gia làm lu mờ Nghị quyết định 2254 của HĐBA

Thiết lập vùng giảm căng thẳng là tiền đề cho mọi chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria

Tổng thống Putin dường như đã nhìn nhận ra sự khiếm khuyết của Nghị quyết 2254, bởi người Mỹ đã phớt lờ cơ chế này khi luôn khẳng định phải gạt bỏ Tổng thống Assad trước khi có chuyển đổi chính trị tại Syria.

Mặt khác, cơ chế kiến tạo nền hoà bình và giải pháp chính trị cho Syria trong các vòng đàm phán của Hội nghị Geneva, theo Nghị quyết 2254, chủ yếu được xác lập dựa trên thế và lực của các phe phái, chứ không dựa trên cấu trúc xã hội của Syria.

Điều đó khiến cho lợi ích của các bên tham gia đàm phán chủ yếu là lợi ích của các phe phái chính trị chứ không phải là lợi ích của các thành phần trong cộng đồng dân tộc Syria. Nghĩa là việc thương lượng chỉ nhắm đáp ứng quyền lợi của các phe phái.

Trong trường hợp này, người dân Syria như bị đặt bên lề lịch sử, trong khi họ là chủ thể duy nhất của lịch sử dân tộc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Hội nghị Geneva, dù được LHQ bảo trợ, chỉ là nơi để các bên cãi vã.

Để khắc phục, Tổng thống Putin đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria, để tạo điều kiện cho người dân Syria tự xác lập cơ chế hoà giải, hoà hợp cho riêng mình, đảm bảo sự độc lập cho người Syria quyết định tương lai đất nước.

Dù Mỹ-đồng minh và nhiều nhóm đối lập Syria tẩy chay sự kiện đặc biệt này, song đến nay không thể phủ nhận tầm nhìn của Tổng thống Putin khi tổ chức Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria, bởi đối thoại đã trở thành xu thế kiến tạo hoà bình cho Syria.

Mỹ-đồng minh thì phải đứng nhìn Nga-Syria "vừa đánh-vừa đàm", còn phe đối lập Syria thì dù từ chối Hội nghị Đối thoại Quốc gia, song lại đang sử dụng cơ chế ấy để được bảo toàn tính mạng và hy vọng có cơ hội viết tiếp lịch sử dân tộc.

Thứ ba, chiến thuật vừa đánh vừa-đàm làm lu mờ sứ mệnh nhân đạo của LHQ

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres

Từ khi xảy ra cuộc nội chiến Syria cho đến nay, LHQ luôn tìm các thể hiện sứ mệnh của mình, ngoài quốc tế hoá việc giải quyết vấn đề Syria, LHQ còn kêu gọi các bên liên quan đến cuộc chiến tôn trọng luật pháp quốc tế trong vấn đề nhân đạo.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến hỗn hợp và có sự tham gia của lực lượng khủng bố, khiến việc thực hiện sứ mệnh của LHQ không thực tế nên không đạt nhiều kết quả, không những vậy LHQ còn bị lợi dụng cho mục đích khác.

Còn nhớ khi nhận ra bảo trợ Thoả thuận ngừng bắn tại Nam Syria, dù là nước cờ đa tác hiệu nhưng lại không hoàn hảo, Washington đã phải để Moscow thực hiện chiến thuật "vừa đánh vừa đàm", còn mình đi tìm cơ chế hoá giải nước đi của đối phương.

Và Washington được cho là đã chọn cơ chế LHQ để hoá giải tình hình tại nam Syria, khi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi Moscow và Damascus phải dừng ngay mọi hành động quân sự tại miền nam Syria.

Ngày 29/6, thông qua người phát ngôn Stephane Dujarric, ông Guterres nhấn mạnh Nam Syria nằm trong thỏa thuận giảm căng thẳng đạt được giữa Jordan, Nga và Mỹ hồi tháng 7/2017, vì vậy các bên bảo trợ thỏa thuận cần duy trì cam kết của mình.

Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi tất cả các bên tôn trọng nghĩa vụ của minh theo luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, bảo vệ dân thường và tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo.

Có thể thấy rằng, khi người đứng đầu LHQ đưa vấn đề nhân đạo và nhân quyền để yêu cầu dừng chiến dịch quân sự tại Nam Syria, là một sức ép rất lớn với Moscow và tạo ra nhiều bất lợi với Damascus trong cả hiện tại và tương lai.

Sau 7 năm của cuộc nội chiến Syria, những nước cờ của Tổng thống Putin đã giúp cho bộ đôi Putin-Assad trở thành những nhân tố quyết định vấn đề Syria

Bởi sau lời kêu của Tổng thư ký LHQ, những hành động quân đội Syria tại miền nam nước này sẽ bị cho là gây tội ác, nếu hậu quả của nó có thương vong về nhân mạng và tàn phá cơ sở vật chất. Đây sẽ là cơ sở cho việc nhổ "gai Assad" sau này.

Song dường như Tổng thống Putin đã đoán biết nước đi của Washington, nên đã tạo điều kiện cho FSA bắt tay SAA cùng tấn công khủng bố, từ đó có thể vô hiệu hoá chiêu trò của Mỹ muốn biến LHQ thành "bảo bối" cho mưu đồ chính trị của mình.

Và khi vô hiệu hoá mưu đồ của Mỹ lợi dụng LHQ thì nước đi của Tổng thống Putin cũng đồng thời làm lu mờ luôn sứ mệnh nhân đạo của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này tại chiến trường Syria.

Theo Baodatviet.vn


Tags: Syria, Putin



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022