Vietnews.ru
Tham khảo

Thương vụ vũ khí Nga - Trung khiến Mỹ 'run sợ'

12/12/2010 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Khả năng Nga bán cho Trung Quốc 48 máy bay chiến đấu hiện đại Sukhoi-35 khiến Mỹ lo ngại, tờ Wall Street Journal nhận định.

Theo tờ báo này, hậu quả của các thương vụ vũ khí Nga - Trung không đơn giản chỉ là việc Trung Quốc sẽ nhân bản số máy bay chiến đấu, tên lửa hay tàu ngầm mà nghiêm trọng hơn, nhờ khả năng nhân bản này, Bắc Kinh sẽ gia tăng quyền lực của mình trong khu vực.

Thương vụ vũ khí Nga - Trung khiến Mỹ 'run sợ'
Nga giúp rồng Trung Quốc mọc thêm móng.

Gần một thập kỷ qua, Moscow không muốn trao cho Bắc Kinh những sản phẩm vũ khí hiện đại của mình bởi thực tế cho thấy, sau khi mua hàng loạt máy bay chiến đấu và tên lửa của Nga hồi những năm 1990, Trung Quốc nhanh chóng “sao chép” chúng. Giờ các doanh nghiệp Trung Quốc có thể phần nào cạnh tranh với Nga trong thị trường này.

Tuy nhiên, sau thời gian lưỡng lự, Moscow bất ngờ tuyên bố ý định bán Sukhoi-35 cho Trung Quốc.

Theo tuyên bố của Phó Tổng giám đốc Rosoboronexport, ông Alexander Mikheyev, Nga và Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tận gốc vấn đề sản xuất trái phép vũ khí Nga ở quốc gia đông dân nhất thế giới. "Chúng tôi đạt được những bước tiến quan trọng trong các thoả thuận liên quan tới vấn đề quyền sở hữu trí tuệ", ông Mikheyev nhấn mạnh.

Tuy nhiên, giới chuyên gia Mỹ vẫn rất lo ngại về khả năng nhân bản của Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal cho rằng, Su-35 là vũ khí hiện đại được xếp vào thế hệ thứ 4. Điều đó có nghĩa là chỉ những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới có thể “hạ gục” Su-35.

Trong khi đó, hồi năm ngoái, chính quyền của ông Obama quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất F-22, loại máy bay chiến đấu duy nhất được đánh giá là thuộc thế hệ thứ 5. Do đó, Wall Street Journal nhận định, với số lượng F-22 có hạn, việc triển khai sức mạnh quân sự của Washington tại Đông Á để giúp các đồng minh tại khu vực này cũng sẽ bị hạn chế. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn trong khu vực Đông Á.

Chưa hết, trong khi vùng lãnh thổ Đài Loan từng là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với Trung Quốc thì giờ đây, sức mạnh của quân đội Trung Quốc đại lục cũng vượt mặt Đài Loan.

Vì vậy, Wall Street Journal kêu gọi giới chức Washington khẩn trương nâng cao tiềm lực quân sự cho Đài Bắc bằng cách gia tăng các thương vụ vũ khí F-16, loại vũ khí có thể phần nào “cản bước” hoạt động của Su-35, hay thậm chí là các hợp đồng giao cho Đài Loan F-18.

Tờ báo này nhận định, các thương vụ vũ khí có thể làm tổn hại quan hệ Mỹ - Trung, song việc từ bỏ các hợp đồng này không chỉ đồng nghĩa với việc Washington bỏ rơi Đài Bắc mà còn “làm ngơ” trước một Bắc Kinh không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Wall Street Journal kết luận, Mỹ cần tập trung nâng cao khả năng răn đe quốc phòng của mình cũng như các đồng minh tại Đông Á.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới máy bay tiêm kích đa năng Su-35 của Nga ngay từ triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2007. Trong cuộc triển lãm, vốn được tổ chức ở căn cứ không quân Zhukovsky gần Moscow vào tháng 8/2007, đoàn đại biểu của Trung Quốc chụp ảnh và quay phim những chiếc Su-35 gần như mỗi ngày. “Vài đại biểu Trung Quốc tới thăm gian hàng Sukhoi và đặt một số câu hỏi liên quan tới kỹ thuật”, một đại diện giấu tên của Sukhoi cho biết vào năm 2007.

Theo www.baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022