Tổng thống Vladimir Putin đau đầu với nợ công
Khu vực Chukotka miền Đông Nga đang có khoản nợ lên đến 144% GDP tính riêng cho vùng này, mức cao nhất tại Nga. Miền Belgorod gần Ucraina cũng có tỷ lệ vay nợ lên đến 100% GDP địa phương
Tình hình hiện nay khá căng thẳng khi Tổng thống Putin năm 2012 cam kết sẽ gia tăng chi tiêu đầu tư cho các dịch vụ xã hội. Động thái này đã góp phần làm tăng gấp đôi khoản nợ công của chính quyền địa phương tại hơn 80 khu vực lên mức 2,4 nghìn tỷ Rúp (42 tỷ USD) trong 5 năm qua.


Theo hãng Standard&Poor, tình trạng căng thẳng tài chính trên sẽ tiếp tục gia tăng trong 2-3 năm tới, qua đó thúc đẩy ngân sách liên bang cứu trợ, vốn đã thâm hụt lần đầu tiên kể từ 2010. Bộ Tài chính không muốn tình trạng chính quyền địa phương vỡ nợ diễn ra trên diện rộng. Hiện tại, ngân sách liên bang vẫn còn đủ để giúp chính quyền các khu vực, nhưng trong 3 năm tới khi nguồn lực ít đi, nợ công tại các miền lại tăng lên thì Nga sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn.
Theo Bloomberg, rủi ro tài chính trên của Nga bắt nguồn từ những lệnh trừng phạt của Phương Tây, ngăn chặn nước này tiếp cận thị trường vốn, buộc chính quyền địa phương chi tiêu dịch vụ xã hội dựa trên các khoản vay ngân hàng đắt đỏ hơn.
Tỷ lệ nợ tại các khu vực chính quyền địa phương đã giảm 53% từ đầu năm đến nay nhờ nền kinh tế Nga có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Moody dự đoán tỷ lệ nợ công tại Nga sẽ tăng 25% trong năm 2015 do các chi tiêu cho lĩnh vực y tế, giáo dục và các mặt hàng tiện ích như điện, nước…
Ngân sách của các chính quyền địa phương Nga đang có tổng thâm hụt lên đến 625 tỷ Rup, tăng 42% so với năm 2014. Tính riêng trong năm trước, đã có 75 vùng có thâm hụt ngân sách trên cả nước.


Chính quyền Moscow đang cố gắng giảm bớt tình hình căng thẳng bằng cách thay thế trái phiếu cũng như các khoản vay ngân hàng của chính quyền địa phương bằng các khaorn vay trợ cấp từ ngân sách liên bang. Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết sẽ phân bổ 310 tỷ Rúp từ ngân sách liên bang cho chương trình này trong năm 2015.
Mặc dù vậy, chính quyền địa phương vẫn tiếp tục dựa vào các khoản vay đắt đỏ từ ngân hàng thương mại. Theo số liệu của ngân hàng trung ương Nga, tỷ lệ vay nợ trên tính đến ngày 1/3/2015 đã tăng 25% so với đầu năm 2014 lên 1 nghìn tỷ Rúp.
Ngân hàng trung ương Nga lo ngại việc tiếp cận thị trường vốn của một số khu vực địa phương sẽ bị hạn chế do gánh nặng tín dụng quá cao. Hơn nữa, tình trạng tái cấp vốn hiện nay cũng đang là vấn đề khi các ngân hàng thương mại ngày càng khắt khe trong việc đánh giá rủi ro cho vay.
Theo http://ndh.vn/
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022