Triều Tiên nhờ Nga ' chống lưng ' . . . tránh ' vết xe đổ '
Khi đoàn tàu bọc thép của Chủ tịch Triều Tiên lăn bánh qua miền viễn Đông giàu tài nguyên của Nga tới dự hội nghị thượng đỉnh tại Siberia với Tổng thống Dmitry Medvedev, giới quan sát cho rằng, chuyến thăm chắc chắn tập trung vào sự hợp tác năng lượng.
Tuy nhiên, khi thông tin về thắng lợi của phe nổi dậy Libya truyền đi khắp thế giới, nhiều nhà phân tích khẳng định, ông Kim sẽ còn kêu gọi sự ủng hộ từ giới chức Nga, qua đó, củng cố vị thế của chính quyền Bình Nhưỡng.
“Diễn biến bước ngoặt tại Tripoli rõ ràng là hồi chuông cảnh báo đối với ông Kim. Ông chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn làn sóng nổi dậy từ Libya lan sang Triều Tiên và đe doạ sự ổn định của Bình Nhưỡng”, Lee Jong-min, trưởng khoa quốc tế tại ĐH Yonsei.
Do đó, ông Lee nhấn mạnh, Chủ tịch Triều Tiên đang thuyết phục lãnh đạo Nga ủng hộ cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới của Bình Nhưỡng với lý do rằng, người con trai út Kim Jong-un của ông dù mới ở tuổi 30 nhưng đủ năng lực để lãnh đạo đất nước.
“Chuyến thăm của ông Kim đến Nga giờ đây chuyển hết trọng tâm vào vấn đề chính trị tại Bình Nhưỡng bởi Chủ tịch Triều Tiên muốn củng cố vị thế cho ông Kim Jong-un trong bối cảnh làn sóng nổi dậy tại Libya lan rộng”, chuyên gia Lee nhận định.
Giới phân tích cho rằng, ông Kim sang Nga không chỉ để ký kết những hợp đồng về năng lượng.
Cũng theo chuyên gia này, dù nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Trung Quốc cho cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới nhưng lãnh đạo Triều Tiên dường như vẫn muốn có thêm "trái tim Nga" cho “chắc ăn”, đồng thời có thể giảm phần nào sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Chia sẻ quan điểm trên, Kim Tae-woo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thống nhất hai miền Triều Tiên cho rằng: “Ông Kim Jong-il dường như muốn nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ Nga, theo đó, có thể cân bằng giữa Moscow và Bắc Kinh”.
Bên cạnh đó, ông Kim Tae-woo nhấn mạnh, Chủ tịch Kim Jong-il cũng muốn nhận được sự ủng hộ từ phía giới chức Moscow cho tiến trình khôi phục vòng đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên và Trung Quốc đều tuyên bố muốn nối lại vòng đàm phán 6 bên và Bình Nhưỡng hy vọng rằng, sau chuyến đi này của Chủ tịch Kim, Moscow cũng sẽ đưa ra tuyên bố tương tự”, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thống nhất hai miền Triều Tiên khẳng định.
Ông Kim Tae-woo còn cho rằng, Chủ tịch Kim muốn Nga công nhận Triều Tiên là một “quốc gia hùng mạnh và vĩ đại”. Theo ông, “quốc gia hùng mạnh và vĩ đại” trở thành khẩu hiệu của Bình Nhưỡng trong bối cảnh hướng tới lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Jong-il và 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Il-sung.
TIN LIÊN QUAN
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022
Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.
10/04/2022