Vietnews.ru
Tham khảo

Tuyên bố thay đổi chiến lược ở Ukraine của Nga gây tranh cãi

30/03/2022 (Đọc 8 phút)


Nga tuyên bố thay đổi chiến lược tại Ukraine, chỉ tập trung "giải phóng" Donbass, song giới quan sát không phát hiện nhiều biến chuyển trên thực địa.

Trước khi phái đoàn Nga và Ukraine đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Moskva đã hoàn thành phần lớn giai đoạn đầu chiến dịch quân sự và giờ sẽ tập trung vào các khu vực ở miền đông và miền nam Ukraine.

Tuần trước, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu quân đội Nga Sergei Rudskoi cũng khẳng định lực lượng Nga sẽ tập trung vào mục tiêu chính là giải phóng Donbass, sau khi "khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine đã giảm đáng kể".

Tuyên bố về thay đổi chiến lược này đã gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích và được coi là dấu hiệu cho thấy Nga đang tìm cách thu hẹp quy mô chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Lực lượng Nga trên xe thiết giáp tại Dokuchaievsk, vùng Donetsk hôm 25/3. Ảnh: Reuters.
Lực lượng Nga trên xe thiết giáp tại Dokuchaievsk, vùng Donetsk hôm 25/3. Ảnh: Reuters.

Động thái được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Nga gặp nhiều trở ngại trên chiến trường do các khó khăn về hậu cần và sức kháng cự của quân đội Ukraine. Sau hơn một tháng giao tranh, lực lượng Nga đến nay mới chỉ giành quyền kiểm soát một thành phố của Ukraine là Kherson ở phía nam đất nước, trong khi đà tiến ở các đô thị khác diễn ra chậm chạp.

Quân đội Ukraine gần đây cũng tuyên bố mở một số đợt phản công ở nhiều địa điểm nhằm giành lại vùng kiểm soát từ tay lực lượng Nga. Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28/3 cho biết quân đội Ukraine đã đẩy lùi được lực lượng Nga 55 km ở phía đông và đông bắc thủ đô Kiev. Ở tây bắc Kiev, các đơn vị Nga được cho là đang thiết lập vị trí phòng thủ, thay vì tấn công.

Tuy nhiên, ngoài những diễn biến này, chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng Nga đã thay đổi chiến thuật trên thực địa sau tuyên bố của Nga, giới quan sát nhận định.

Nga vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc oanh kích ở Ukraine cuối tuần qua, trong đó có thành phố Lviv ở miền tây nước này. Thống đốc Lviv Maksym Kozytskyy cho biết đã có hai vụ tấn công bằng tên lửa vào chiều 26/3, với một kho dầu bị bắn trúng trong cuộc không kích đầu tiên.

Trên bản đồ Ukraine, Lviv nằm ở đầu đối diện với vùng Donbass. Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản đánh giá tình báo hôm 28/3 rằng trong 24 giờ qua "không có thay đổi đáng kể nào về vị trí các lực lượng Nga ở những khu vực họ kiểm soát ở Ukraine".

Một số chuyên gia, cựu quan chức Mỹ đồng tình với đánh giá tình báo này. Cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cho hay "có rất ít bằng chứng trên chiến trường cho thấy lực lượng Nga hiện chỉ tập trung vào Donbass". Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc hôm 25/3 nói rất khó để xác định liệu Nga có thực sự thay đổi trọng tâm chiến lược tại Ukraine như tuyên bố hay không.

Bộ Quốc phòng Nga chưa phản hồi yêu cầu bình luận.

Theo các nhà phân tích Mason Clark, Fredrick W. Kagan và George Barros từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến sự có trụ sở tại Washington, Mỹ, tuyên bố "hoàn thành giai đoạn một chiến dịch" của Nga dường như chủ yếu hướng tới dư luận trong nước, không phản ánh các mục tiêu và kế hoạch tác chiến của lực lượng Nga trên thực địa.

"Các lực lượng Nga trên lãnh thổ Ukraine vẫn không ngừng chiến đấu, với mục đích kiểm soát thêm các thị trấn và thành phố Ukraine. Những hành động trên thực địa này không phù hợp với mục tiêu mà ông Rudskoi tuyên bố", ba nhà phân tích cho biết thêm.

Sabine Fischer, chuyên gia tại tổ chức tư vấn SWP có trụ sở ở Berlin, cho rằng tuyên bố của Nga có thể chỉ là một "đòn nghi binh" nhằm kéo lực lượng phòng thủ Ukraine ra khỏi Kiev. "Tôi không cho rằng Nga đã từ bỏ mục tiêu tiến vào thủ đô Ukraine", Fischer nói.

Quân đội Nga hôm qua tuyên bố sẽ giảm đáng kể quy mô hoạt động quân sự gần thủ đô Kiev và thành phố Chernihiv, phía bắc Ukraine, sau khi hai bên đạt được vòng đàm phán "có ý nghĩa" ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong báo cáo tình báo được công bố cuối ngày 29/3, quân đội Ukraine xác nhận Nga đã rút bớt lực lượng gần Kiev và Chernihiv, dường như nhằm tăng cường lực lượng cho hoạt động tác chiến chính ở phía đông. Tuy nhiên, Kiev bày tỏ hoài nghi về tính thực chất trong động thái này của Moskva, cảnh báo rằng lực lượng Nga có thể đảo ngược hoạt động chuyển quân bất cứ lúc nào.

"Hoạt động rút quân có thể chỉ là luân chuyển các đơn vị riêng lẻ, nhằm đánh lừa lãnh đạo quân đội Ukraine, đồng thời tạo ra quan niệm sai lầm rằng đối phương từ bỏ kế hoạch bao vây thành phố Kiev", báo cáo của quân đội Ukraine có đoạn.

Tuy nhiên, không phải tất cả chuyên gia đều hoài nghi tuyên bố thay đổi chiến lược của Moskva.

Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, cho hay sau những gì diễn ra trong các cuộc giao tranh hơn một tháng qua, việc Nga thay đổi hoạt động tác chiến ở Ukraine là có cơ sở. Lực lượng Nga đang phải dàn trải trên một chiến trường rộng lớn và hứng chịu tổn thất trước quân đội Ukraine trang bị nhiều loại tên lửa chống tăng, phòng không hiện đại của phương Tây.

Bremmer cho hay lực lượng mà quân đội Nga triển khai ở các hướng xung quanh thủ đô Kiev là chưa đủ để phát động một đợt tấn công mang tính quyết định. Trong khi đó, những thách thức hậu cần nhằm tiếp tế nhiên liệu, đạn dược, lương thực cho lực lượng này sẽ chỉ tăng lên theo từng ngày.

"Nếu không tăng thêm rất nhiều quân, Nga khó có đủ lực lượng để kiểm soát được Kiev", chuyên gia này nói, nhưng cho rằng Tổng thống Vladimir Putin chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy sẽ ra lệnh triển khai thêm lực lượng quy mô lớn tới Ukraine. Ông Putin hôm 7/3 tuyên bố Nga sẽ không điều lính nghĩa vụ hoặc lực lượng dự bị tham chiến tại Ukraine.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. 
Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. 

Thay vào đó, bằng cách tập trung lực lượng để kiểm soát vùng Donbass, Nga có thể thiết lập một vùng đệm để xây dựng hành lang trên bộ từ khu vực ly khai này tới bán đảo Crimea, vốn được coi là mục tiêu chính của Moskva từ đầu chiến dịch quân sự.

"Nga có thể hoàn thành mục tiêu quân sự này với tổn thất hạn chế trong thời gian ngắn, giúp Tổng thống Putin tuyên bố thắng lợi trong chiến dịch quân sự tại Ukraine vào Ngày Chiến thắng 9/5", Bremmer nhận định.

Vũ Hoàng (Theo CNBC) / VnExpress


Tags: Tuyên bố thay đổi chiến lược ở Ukraine của Nga gây tranh cãi
#Nga-Ukraine


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022