Ukraine khốn khó trong “Cuộc chiến than đá” với Nga và Donba
Cơ quan báo chí của Bộ Năng lượng và Công nghiệp Than Ukraine hôm thứ Hai thông báo Nga đã ngừng bán than cho Ukraine. Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí này cho biết “Hai công ty lớn nhất trong ngành cung ứng năng lượng là công ty Centrenergo và DTEK tuyên bố Nga đã ngừng cung cấp than cho Ukraine”.
Đây là một đòn giáng mạnh vào các nhà cung ứng năng lượng nội địa ở quốc gia Đông Âu vốn được coi là "mỏ than của châu Âu", vốn cũng đang chật vật với việc thiếu trầm trọng nguồn nhiên liệu thô cho các nhà máy điện do cuộc xung đột tại miền Đông ly khai. Theo DTEK, đây là động thái bất ngờ và công ty không nhận được thông báo chính thức về sự trì hoãn này.
Trong số hai công ty kể trên, DTEK là công ty tư nhân còn Centrenergo là công ty của nhà nước. DTEK đã nhập khoảng 1,3 triệu tấn than từ Nga, còn Centrenergo đã ký hợp đồng với Nga để cung cấp 509.000 tấn than với giá 80 USD/tấn (chưa tính cước vận chuyển) cho đến hết năm nay.
Hiện nay, Ukraine đang bị thiếu một số loại than vỉa (gồm than cục an-tra-cít và nửa an-tra-cít) trong khi những mỏ than sản xuất ra các loại than này lại nằm ở Donbas nơi thuộc quyền kiểm soát của quân ly khai, còn số than dự trữ của nhà nước giờ chỉ còn khoảng 2 triệu tấn, không đáp ứng đủ lượng dữ trữ cho mùa đông năm nay.
Vừa mới tuần trước, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Than Ukraine Yuri Prodan tuyên bố rằng nước này không còn lựa chọn nào khác là phải mua than từ Nga hoặc từ Donbas - khu vực quân ly khai đang kiểm soát. Hiện nhu cầu nhập các loại than này của Ukraine rơi vào khoảng triệu 1 tấn mỗi tháng.
Bộ trưởng Prodan cho biết rằng, Ukraine sẽ phải dựa vào than của Nga để vượt qua mùa Đông sau khi cuộc xung đột tại miền Đông đã làm gián đoạn việc cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện, vốn cung cấp khoảng 40% sản lượng điện tại quốc gia này, đồng thời làm lượng than dự trữ giảm xuống mức thấp nghiêm trọng trước mùa Đông lạnh giá sắp tới.
Việc Nga ngừng bán than có thể đẩy Ukraine đến cuộc khủng hoảng mới về năng lượng
Với lệnh cấm xuất khẩu than mới nhất do Nga đứa ra, không biết Ukraine sẽ xoay sở với tình hình thiếu than này như thế nào sau khi Nam Phi đã ngừng cung cấp thêm, đồng thời đòi tăng giá cước vận chuyển mới tiếp tục giao hàng. Việc Nga chấm dứt bán than có thể đẩy Ukraine đến cuộc khủng hoảng năng lượng mới sau khi giải quyết thành công vấn đề khí đốt.
Theo chiều ngược lại, Phó thủ tướng của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donestk (DPR) là ông Alexander Kalyussky đã bị bắt hồi giữa tháng này. Cơ quan điều tra của nước cộng hòa này còn cho hay, Bộ trưởng Năng lượng của họ là ông Alexei Granovsky cũng bị bắt giữ trong cùng đợt.
Theo Viện công tố DPR, ông Alexander Kalyussky và Alexei Granovsky bị bắt giữ vì tội lạm dụng chức vụ. Ngoài ra, phe ly khai Ukraine không cho biết thông tin thêm về chuyện hai quan chức hàng đầu của họ bị bắt. Tuy nhiên, theo giới phân tích, nhiều khả năng chuyện này liên quan đến việc mua bán than từ miền đông sang cho Kiev.
Trong khi Chính phủ Ukraine đang loay hoay mổ xẻ các hợp đồng mua than của Nam Phi với giá cao ngất ngưởng (86 USD/tấn, nếu cộng thêm phí vận chuyển về đến Ukraine là 110-112 USD/tấn) thì đảng đối lập đã lên tiếng tố cáo phi vụ mua 1 triệu tấn than của Nam Phi đã làm Ukraine thất thoát gần 1 tỷ hrynia (tương đương 600 triệu USD).
Khối đối lập đòi tất cả những ai dính dáng đến vụ gian lận này đều phải đứng ra nhận trách nhiệm và những thành viên chính phủ nào đã đưa ra quyết định mua than của Nam Phi phải lấy lương ra mà bù lại.
Ngày 4-11, Hội đồng An ninh và Phòng vệ Quốc gia Ukraine đã nêu ra nghi vấn về vấn đề minh bạch trong hợp đồng mua bán than với Nam Phi, trong khi văn phòng Công tố trưởng Viện Công tố tối cao Ukraine (UNN) đã ra lệnh khởi tố vụ án biển thủ công quỹ liên quan đến vụ việc này.
Vì thiếu than, Chính phủ Ukraine đã phải mua cả than của phe ly khai
Sau đó, Viện Công tố tối cao Ukraine đã ra lệnh bị triệu tập ông giám đốc công ty Ukrinterenergo là Vladimir Zinevich cùng với Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Than Ukraine Yuri Prodan đến để thẩm vấn. Có thể việc hai bộ trưởng năng lượng của hai phe tại Ukraine cùng bị viện công tố sờ gáy có mối liên hệ nhất định.
Vụ án hình sự này được tiến hành với các cáo buộc liên quan đến các tội danh tham ô, biển thủ hoặc chiếm hữu tài sản bằng cách lạm dụng chức vụ - nguồn tin của UNN cho biết. Điều này cho thấy chính quyền Ukraine đã bật đèn xanh cho việc khởi tố ông Prodan. Tuy nhiên, ông Prodan vẫn được tại vị để lo nốt phần việc đảm bảo nguồn than cho mùa đông.
Điều trớ trêu là “thiếu than” đang là chủ đề nóng bỏng tại đất nước vốn được coi là mỏ than của châu Âu, nhưng các mỏ lại nằm ở miền Đông. Trong khi Donbass dù chịu giao tranh và sản xuất đình đốn nhưng than dự trữ vẫn đủ cho mùa đông thì ở miền Tây đất nước, nơi quân chính phủ Kiev kiểm soát thì rơi vào tình trạng thiếu than.
Ban đầu, Ukraine tính mua than từ Ba Lan nhưng Warszawa cho biết dù than còn đầy cũng sẽ không bán vì Kiev chưa thanh toán xong nợ cũ. Điều đó buộc Kiev phải quay sang mua than của Nam Phi với giá 86 USD mỗi tấn, phí vận chuyển về đến Ukraine là 110-112 USD/tấn. Đã vậy, sau khi chuyển 3 tàu than, Nam Phi đã đòi tăng giá vì chi phí chuyển than quá cao.
Việc nhập than từ Mỹ và Australia không khả thi vì khoảng cách quá xa, phải mất 6 tuần mới tới nơi trong khi mùa đông đã cận kề. Tình thế khiến họ buộc lòng phải mua than từ Donbass, bất chấp hậu quả là phe ly khai sẽ sử dụng tiền bán than để mua vũ khí, đạn dược đánh lại quân chính phủ. Chính điều đó cũng là một nguyên nhân khiến khiến ông Bộ trưởng “than” Ukraine bị sờ gáy.
Tuy nhiên, cũng chỉ hết tuần đầu của tháng 11, phe ly khai đã ngưng thỏa thuận bán than cho Kiev sau khi hai bên tiếp tục bùng phát giao tranh dữ dội. Và hiện nay, Nga cũng đã chấm dứt bán than cho Ukraine mà không có lời giải thích rõ ràng, đẩy nỗi khốn khó của đất nước này đến cùng cực
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022