Vietnews.ru
Tham khảo

Vaccine dồi dào, tại sao Nga lại đối mặt với đợt sóng COVID-19 nghiêm trọng nhất?

19/10/2021 (Đọc 6 phút)


Nga lần đầu tiên ghi nhận "cột mốc buồn" khi có trên 1.000 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 16/10. Nguy cơ dịch bệnh tại Nga đến từ tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Người dân đợi đến lượt tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Moskva. Ảnh: NYT

Sau khi Sofia Kravetskaya tiêm vaccine Sputnik V vào tháng 12/2020, cô bỗng trở thành người bị xa lánh mỗi khi dắt theo cô con gái xuống khu sân chơi công cộng. “Khi tôi nói rằng mình là người tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Sputnik V và đã tiêm mũi đầu tiên, mọi người bắt đầu tránh xa tôi. Họ tin rằng nếu ai đó tiêm vaccine, người đó mang virus bên trong cơ thể và làm lây nhiễm sang người khác”, cô Kravetskaya chia sẻ.

Câu chuyện của cô gái 36 tuổi này phần nào cho thấy những khó khăn, bế tắc trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Nga. Các nhà xã hội học cho rằng quan điểm nghi ngại vaccine này là một nguyên nhân chính khiến Nga cho đến nay mới chỉ tiêm chủng đủ liều cho khoảng 1/3 dân số, dù nguồn vaccine miễn phí rất dồi dào.

Theo giới chuyên gia, chần chừ tiêm vaccine đang gây ra những con số đáng báo động về diễn biến dịch bệnh tại Nga. Ngày 16/10, Nga lần đầu tiên ghi nhận 1.000 ca tử vong/ngày kể từ khi COVID-19 bùng phát. Cùng thời điểm nay, Anh – nước có dân số gần bằng ½ Nga, ghi nhận 57 trường hợp tử vong. Đến ngày 18/10, Nga đón nhận một kỉ lục buồn nữa, khi số ca mắc mới trong 24 giờ trước đó vượt 34.000 ca.

Mới chỉ có 42 triệu trên tổng số 146 triệu dân Nga đã tiêm đủ liều vaccine – theo số liệu do Thủ tướng Mikhail Mishustin công bố hồi tuần trước. Độ che phủ vaccine tại Nga kém xa so với Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Nhưng ngay cả khi số ca tử vong cán mốc kỉ lục, Chính phủ Nga vẫn không áp đặt thêm nhiều biện pháp hạn chế tụ tập, giãn cách, trong khi chiến dịch tiêm chủng vẫn ở tình thế loạng choạng, mất phương hướng.

Theo Denis Volkov, Giám đốc Trung tâm Levada, một tổ chức thăm dò dư luận độc lập tại Nga, tại thời điểm tháng 8/2021, có 53% người dân Nga không hào hứng với tiêm vaccine. Vấn đề nằm ở lòng tin, bởi những người đặt lòng tin vào vaccine, họ sẽ sẵn sàng tiêm chủng.

Một số nhà nhân chủng học tại Nga cũng nêu thắc mắc về sự thiếu thống nhất trong thống kê, báo cáo của chính quyền. Đơn cử, Cơ quan thống kê liên bang ngày 15/10 công bố số liệu về 43.000 người Nga tử vong do COVID-19 trong tháng 8/2021. Nhưng một đầu mối khác là Cơ quan đặc trách phòng chống COVID-19 của Nga lại chỉ công con số 25.000 ca tử vong ở tháng này. Sự thiếu đồng nhất này khiến nhiều người Nga không thể biết đâu là thống kê đáng tin cậy.

Một dây chuyền sản xuất vaccine Sputnik V ở St. Petersburg, Nga, hồi đầu năm. Ảnh: NYT

Chiến dịch truyền thông tại Nga có điểm hạn chế. Tổng thống Vladimir Putin hồi tuần trước yêu cầu các nghị sĩ quốc hội chung tay đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng với lưu ý “người dân tin tưởng và lắng nghe khuyến nghị của giới nghị sĩ”. Nhưng trong một diễn biến được coi là hiếm gặp, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga - Pyotr O. Tolstoy, đã ngầm thể hiện quan điểm đối lập. Ông cho rằng cách tiếp cận kiểu “chúng tôi nói, bạn làm theo” đã không còn hiệu quả.

“Thật không may, chúng ta đã triển khai một chiến dịch truyền thông, thông tin về COVID-19 không đúng, thất bại hoàn toàn. Người dân không có niềm tin và vì thế họ không đi tiêm chủng. Đó là thực tế”, ông Tolstoy - một là đồng minh của ông Putin, phát biểu trên truyền hình hồi cuối tuần qua.

Ông Volkov cũng đồng tình với nhận định này. Giám đốc Trung tâm Levada nhận định thái độ quá bình tĩnh ban đầu của chính phủ trước đại dịch đã tạo ra tâm lý xem nhẹ COVID-19 trong dân chúng. "Ngay từ đầu, chúng ta đã không đưa ra thông điệp khẳng định rằng COVID-19 rất nguy hiểm. Động lực đã bị mất từ đó và rất khó để lấy lại", ông Volkov nói.

Điện Kremlin bảo lưu quan điểm các thống đốc vùng là người ra quyết định. Có 38/85 vùng ở Nga ban hành đã ban hành quy định bắt buộc tiêm chủng ở các cấp độ khác nhau với công dân thuộc nhóm đối tượng nhất định, nhân viên làm việc trong một số ngành nghề như bán lẻ, lưu trú-khách sạn. Tuy nhiên, chính quyền không thực thi trên diện rộng, thiếu cơ chế áp đặt và gần như vắng bóng giải pháp về phân tầng quyền lợi trong đi lại, tụ họp, hoạt động xã hội giữa người đã tiêm và chưa tiêm vaccine.

Aleksandra Arkhipova, nhà xã hội học nghiên cứu về nạn thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 tại Học viện Kinh tế Quốc gia và Quản lý Hành chính công trực thuộc Tổng thống Nga còn đề cập đến một nguyên nhân khác khiến tỉ lệ tiêm chủng tại Nga đạt thấp. Đó chính là việc người dân phai nhật dần trách nhiệm xã hội công dân sau ba thập kỉ kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

“Người Nga không còn là những con người của tập thể. Mọi người giờ đây trở nên cá nhân hơn và rất khó để giải thích cho khái niệm làm điều tốt đẹp vì cộng đồng”, bà Arkhipova chia sẻ.

Theo Baotintuc.vn


Tags: Vaccine dồi dào, tại sao Nga lại đối mặt với đợt sóng COVID-19 nghiêm trọng nhất?
#COVID-19


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022