Vietnews.ru
Tham khảo

Vắng tên VN trong danh sách đối tác của Nga

22/04/2012 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Liệt kê một loạt chương trình hợp tác quân sự của Nga với các nước trong khu vực nhưng ông V. Komardin, PGĐ Rosoboronexport không hề nhắc tới Việt Nam.

Nga quyết tâm giành các hợp đồng cung cấp vũ khí ở Đông Nam Á và CA-TBD bằng việc đưa hàng loạt công ty và hình mẫu vũ khí tiên tiến tới DSA-2012. DSA-2012 là triển lãm triển lãm vũ khí Lục - Hải quân DSA-2012 tại Kuala Lumpur được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Quốc phòng Malaysia. Dự kiến, triển lãm có sự tham dự của 841 công ty từ 43 quốc gia trên thế giới. Trong đó Malaysia sẽ chiếm số lượng công ty lớn nhất (54 công ty), Mỹ (40), Anh (30), Úc (26), Đức (45), Thổ Nhĩ Kỳ (23), Pháp (30) Trung Quốc (15), Italy (19) và Hàn Quốc (17). Trả lời phóng viên về các đối tác tiềm năng có thể ký được hợp đồng cung cấp trang thiết bị vũ khí mới trong triển lãm sắp tới, ông Viktor Komardin, người đứng đầu phái đoàn Rosoboronexport, cho hay: Trong gần 20 năm qua, Nga đã liên tục hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật quân sự với Malaysia. Cụ thể là việc xuất khẩu máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không và phương tiện mặt đất. Một bước quan trọng trong sự phát triển của mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự này là chuyến thăm Kuala Lumpur của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tháng 8/2003, Rosoboronexport và Bộ Quốc phòng Malaysia đã ký một hợp đồng để cung cấp cho Không quân Hoàng gia các chiến đấu cơ đa năng Su-30MKM. Trong năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Zahid Hamidi cho biết, Không quân Hoàng gia được xem xét việc tiếp tục mua thêm các máy của Su-30MKM của Nga, khi đó họ được coi là một trong những khách hàng chính cho việc mua máy bay đa chức năng. Ngoài ra, Malaysia còn thể hiện quan tâm đến việc mua các máy bay huấn luyện Yak-130. Một tín hiệu tích cực gần đây, Malaysia đã thông qua việc thành lập các trung tâm dịch vụ kỹ thuật của Nga tại quốc gia này.

Với Ấn Độ, Nga đang chuẩn bị kết thúc việc hiện đại hoá sâu tàu sân bay Vikramaditya cho Hải quân nước này. Việc cung cấp các tàu khu trục nhỏ Project 11356 cũng đã được lên kế hoạch.
Trong năm 2012, Nga sẽ tiếp tục chuyển giao một lô hàng lớn các trực thăng vận tải Mi-17V5 và sẽ tiếp tục cấp phép lắp ráp các máy bay chiến đấu Su-30MKI, xe tăng T-90S cho Ấn Độ. Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ cũng đang rất quan tâm đến tàu ngầm Amur-1650 của Nga.

Tàu ngầm này sẽ được trang bị động cơ đẩy khí độc lập AIP đầy hứa hẹn để có thể ở dưới nước liên tục tới hơn 25 ngày, trong khi các tàu ngầm của đối thủ cạnh tranh - không thể nhiều hơn 15-20 ngày.

Hơn nữa, tàu ngầm Nga có phạm vi phát hiện các mục tiêu dưới cao hơn và có thể cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Việc thực hiện thành công các chương trình này sẽ là một phát triển tốt đẹp cho quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi.

Đối với các nước có tiềm lực quân sự đang hiện đại hoá và phát triển nhanh chóng như quân đội Trung Quốc, Nga là nguồn gốc của vũ khí và trang thiết bị quân sự và công nghệ quốc phòng hiện đại của họ.

Hiện tại, Rosoboronexport đang hợp tác với các đối tác Trung Quốc trên nhiều mặt. Điều này thể hiện bằng việc sẵn sàng cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự, cũng như các bộ phận chính của những vũ khí này, chẳng hạn như động cơ máy bay.

"Triển vọng và cơ hội hợp tác trong khoa học, công nghệ quốc phòng là khu vực rất tinh tế và nhạy cảm đối với đất nước của chúng tôi vì vậy, các hợp đồng mua bán vũ khí với Trung Quốc sẽ được Nga cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ.
Kể từ khi Indonesia đã ký kết khoảng 20 hợp đồng mua trang thiết bị quân sự hiện đại cho không quân và các lực lượng đất. Theo các thoả thuận này, họ đã nhận được các xe bộ binh chiến đấu BMP-3F, một số loại máy bay trực thăng Mi, chiến đấu cơ đa năng Su-27 và Su-30 và các sản phẩm quân sự khác.

Trong những năm tới dự kiến, Nga sẽ hiện đại hoá quy mô lớn cho các lực lượng vũ trang của Bangladesh. Trang thiết bị quân sự Nga hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu của các lực lượng vũ trang quốc gia của đất nước này. Bởi Nga từng cung cấp một số loại vũ khí điển hình cho họ như xe bọc thép chở quân BTR-80, máy bay trực thăng Mil, radar, máy bay chiến đấu MiG-29 và các mẫu vũ khí trang thiết bị quân sự khác.
Với Myanmar, nước đang gia tăng đáng kể trong chi tiêu quốc phòng, vì vậy, quốc gia này sẽ là một thị trường vũ khí hứa hẹn. Hiện tại, Myanmar và Nga đang thực hiện các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29, trực thăng Mi-24 và tổ hợp tên lửa phòng không Pechora.
Với một quốc gia chưa có nhiều hợp tác như Brunei, Nga đã lập nền móng với vương quốc này từ chuyến thăm của Quốc vương Bolkiah tới Rosoboronexport. Quốc vương đã nghe bài thuyết trình về các hệ thống phòng không, khả năng độc đáo của Ka-52, thực hiện tư vấn kỹ thuật...

Như vậy, các nước đối tác trong khu vực Đông Nam Á hầu hết đã được ông đề cập đến. Tuy nhiên, một trong những khách hàng mua vũ khí lớn và tiềm năng của Nga là Việt Nam lại không được nói đến ở đây, có thể là sẽ nằm trong một chương trình đàm phán đặc biệt nào đó không được tiết lộ.
Vũ khí Nga tham dự DSA-2012
Tại đây, sẽ trưng bài sản phẩm và mô hình các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự cho lực lượng mặt đất, không quân, phòng không, hải quân, lực lượng đặc biệt, thiết bị tiên tiến và các hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại cũng như công nghệ chăm sóc y tế quân sự, hệ thống huấn luyện.

Phó Giám đốc Viktor Komardin nói với RIA Novosti cho biết, đợt triển lãm lần này thu hút sự tham gia của 17 công ty và doanh nghiệp thuộc hiệp hội công nghiệp quân sự Nga.
Các công ty Nga sẽ trình bày tại triển lãm khoảng 415 mẫu vũ khí và trang thiết bị quân sự. Đặc biệt trong đó là các công nghệ hàng không tiên tiến nhất như: máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35, Su-30MK máy bay chiến đấu MiG-29M và MiG-29M2, máy bay tuần tra chống ngầm đa năng Il-114MP, và máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ Yak-130.

Về máy bay trực thăng, Nga cũng sẽ trưng bày mô hình của máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH, trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26, trực thăng tiến công Mi-28NE, máy bay vận tải/chiến đấu Mi-35 và trực thăng do thám/tấn công Ka-52.

Các phái đoàn quân sự của các nước và du khách tham gia tại triển lãm sẽ có thể tìm thấy thông tin về xe tăng T-90S, phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT, xe chiến đấu bộ binh BMP-3M, xe bọc thép chở quân BTR-80 và BTR-80A, 1 tổ hợp chống tăng tự hành Khrizantema-S, 1 hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) Cornet-E, tổ hợp vũ khí dẫn hướng (hay còn gọi là đạn pháo dẫn đường) Krasnopol-M2, súng phun lửa phản lực RPO-A, RPO-D, RPO-E, RPO PDM-A Shmel-M và hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1.

Các hệ thống tên lửa phòng không gồm Buk-M2E, Tor-M2E, hệ thống pháo/tên lửa phòng không Tunguska-M1, tổ hợp pháo/tên lửa phòng không di động tầm gần Pantsir-S1và tổ hợp tên lửa phòng không vác vai cơ động Igla-S.
Thiết bị hải quân gồm một tàu tên lửa nhỏ Tornado, tàu tuần tra Gepard 3.9, tàu tuần tra Project 14310 Mirage và Project 12150 Mangust, một tàu đổ bộ đệm khí Murena-E, tàu ngầm diesel-điện của Project 636 Kilo và Project 677E Amur-1650.
Theo baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022