Vì sao đồng Ruble Nga tăng mạnh bất chấp các lệnh trừng phạt và nguy cơ 'vỡ nợ'?
Đồng Ruble Nga tiếp tục mạnh lên bất chấp các lệnh trừng phạt và mối đe dọa về một vụ "vỡ nợ" kỹ thuật, nguyên nhân do đâu?.
Đồng Ruble Nga sau khi gần như rơi vào tình trạng sụp đổ hối tháng 3 khi giảm 40% - lên tới 139 RUB/USD thì hiện đã giành lại gần như tất cả mọi giá trị ban đầu.
Đồng tiền quốc gia của Nga chỉ mất hơn một tháng để trở lại mức tháng 2 là 76 RUB/USD. Và điều này đã xảy ra bất chấp nhiều lệnh trừng phạt chống Nga và "sự vỡ nợ kỹ thuật" mà phương Tây chuẩn bị sẵn.
Người đứng đầu Tạp chí Tài chính và Kinh tế của Viện Phát triển Đương đại, nhà khoa học chính trị Nikita Maslennikov trong cuộc phỏng vấn với PolitRussia giải thích rằng sự tăng trưởng của đồng Ruble bất chấp các lệnh trừng phạt và nguy cơ "vỡ nợ" được liên kết với một số yếu tố.
Trước hết, tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia Nga hiện được kiểm soát bởi giá cả hàng hóa xuất khẩu và cường độ dòng chảy thương mại, trong đó xuất khẩu dầu mỏ đóng một vai trò quan trọng.
“Dầu Brent có giá vào khoảng 104 - 106 USD / thùng trong ngày 6/4. Dầu Ural đang giao dịch thấp hơn nhiều khi mức chiết khấu trung bình trong tháng 3 là khoảng 20 USD".
"Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn so với dự báo được đưa ra bởi cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nga vào tháng Giêng. Họ đã được hướng dẫn bởi thực tế rằng giá trung bình hàng năm sẽ vào khoảng 70 USD mỗi thùng".
"Trong khi đó, bây giờ là giá trung bình hàng quý là 89 USD. Yếu tố giá đang phản ánh động lực của dòng chảy, bù đắp tác động lên tỷ giá hối đoái”, chuyên gia Maslennikov nói.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến đồng Ruble là động lực của dòng tiền vào và ra từ những người không cư trú đầu tư vào những tài sản tài chính của Liên bang Nga, và tình hình địa chính trị gắn với sự lên xuống của nó.
“Đối với những người không cư trú, do kiểm soát tiền tệ và kiểm soát vốn - chúng tôi có rất nhiều hạn chế - dòng vốn chảy ra bằng không. Yếu tố này dẫn đến sự suy yếu của đồng Ruble đã bị vô hiệu hóa".
"Tình hình địa chính trị chung hiện đã rõ ràng. Bây giờ nó tương đối ổn định về cường độ, bởi vì không thể tồi tệ hơn nữa. Điều này ảnh hưởng đến tỷ giá đồng Ruble như một yếu tố nền chung, nhưng không gây ra áp lực”, vị chuyên gia giải thích.
Theo nhà phân tích, tỷ giá hối đoái hiện tại của đồng Ruble không phải là mãi mãi. Trong một vài tuần hoặc một vài năm - tất cả phụ thuộc vào những gì xảy ra sau chiến dịch quân sự - tình hình tiền tệ sẽ bình thường hóa theo thị trường.
“Chúng tôi hiểu rằng trong điều kiện hạn chế về khả năng chuyển đổi của đồng Ruble, tỷ giá hối đoái của nó không ở dạng thị trường lý tưởng và có phần giả tạo".
"Nhưng nó cho phép chúng ta giải quyết hai vấn đề: thúc đẩy các nhà nhập khẩu mua ở những nơi mà cơ hội vẫn chưa sụp đổ", ông Maslennikov nhận xét, sự suy giảm của đồng Ruble và sau đó là sự tăng giá mạnh cho phép Nga kiềm chế đáng kể lạm phát trong tương lai.
Thông thường, sự suy yếu của đồng tiền quốc gia sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong nước, và trong vài tháng hoặc quý sau đó, đất nước phải đối diện tình trạng lạm phát tăng vọt. Nhưng nhờ sự mạnh lên của đồng Ruble, hiệu ứng này rất có thể sẽ được làm dịu đi.
“Do tỷ giá hối đoái suy yếu, chúng ta sẽ có thêm sự tăng tốc của lạm phát, nhưng nó sẽ không kéo dài và sẽ không mạnh. Đây là một hiệu ứng quan trọng. Ngay cả khi bạn nhìn vào tỷ lệ lạm phát: vào đầu tháng 3 là 2,2% trong khi tới cuối tháng - 0,99%".
"Tất nhiên, gần 1% lạm phát hàng tuần và tỷ lệ hàng năm là 16,7% là rất nhiều, nhưng tốc độ đang bắt đầu chậm lại. Đây là hệ quả của việc tăng tỷ giá hối đoái của đồng Ruble”, chuyên gia này nói.
Theo ANTD.VN
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022