Vietnews.ru
Tham khảo

Vì sao Nga muốn thanh toán khí đốt bằng RUB?

01/04/2022 (Đọc 8 phút)


Nếu trả tiền mua khí đốt bằng RUB, các công ty phương Tây sẽ vi phạm hàng loạt biện pháp trừng phạt đặt ra trước đó như giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga.

Theo Financial Times, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang khẳng định lập trường cứng rắn với châu Âu: Không thanh toán bằng RUB tức không có khí đốt.

Hôm 31/3, ông Putin ký sắc lệnh tuyên bố bắt đầu từ tháng 4, các quốc gia trong diện “không thân thiện” phải mua khí đốt bằng đồng RUB, đồng thời sử dụng tài khoản giao dịch RUB tại ngân hàng Gazprombank.

Đây có thể coi là đòn trả đũa nhắm vào hệ thống biện pháp trừng phạt của phương Tây, vốn ngăn cản Nga tiếp cận vào một nửa dự trữ ngoại hối. Trên thực tế, kế hoạch của ông Putin buộc phương Tây vi phạm các quy tắc trừng phạt bằng cách tạo sự tương tác với các ngân hàng Nga.

Đòn đáp trả chính trị

Theo công ty tư vấn năng lượng ICIS, doanh số bán khí đốt của Nga sang châu Âu ước tính khoảng 350 triệu USD/ngày. Nhờ con số khổng lồ này, Nga hoàn toàn có thể làm suy yếu tác dụng của các biện pháp trừng phạt dù thanh toán bằng bất kỳ hình thức nào.

Do vậy, dù trả bằng EUR hay RUB, Moscow vẫn thu về lượng lớn ngoại tệ và hữu ích trong hoạt động nhập khẩu hoặc bảo vệ giá trị đồng nội tệ.

Bên cạnh đó, chính phủ Nga còn yêu cầu tất cả nhà xuất khẩu năng lượng chuyển 80% doanh thu sang RUB hoặc quy đổi tiền trước. Điều này buộc các công ty châu Âu muốn sử dụng EUR để mua khí đốt phải tìm đến Ngân hàng Trung ương Nga để thực hiện một số thủ tục.

“Để thể hiện sự ủng hộ với Ukraine, phương Tây đã tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Đổi lại, Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng RUB cho khí đốt tự nhiên. Quá trình này chỉ có thể được thực hiện thông qua Ngân hàng Trung ương Nga, hiện bị trừng phạt”, Bas van Geffen, chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại Rabobank, nhận định.

Theo vị chuyên gia, nếu không muốn chấm dứt hoạt động cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu, các nước phương Tây phải vi phạm lệnh trừng phạt do chính mình đặt ra.

Kế hoạch này đem về cho Moscow nhiều lợi thế. Nga đã và đang thành công trong việc khai thác lỗ hổng tiềm ẩn trong các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương.

Trong tuyên bố trước đó, ông Putin cũng nhấn mạnh động thái này là bước đi “củng cố” chủ quyền của Nga.

“Đây không phải vấn đề thương mại mà liên quan đến chính trị. Kế hoạch này dường như được thiết kế để chuyển sự khó chịu từ các hạn chế áp đặt cho ngân hàng trung ương sang các công ty châu Âu, một phần cũng để phá bỏ những rào cản đó”, Ron Smith, nhà phân tích dầu khí cấp cao tại BCS ở Moscow, cho biết.

Giảm vị thế đồng USD

Đồng USD là đơn vị tiền tệ mặc định trong thương mại và thị trường toàn cầu. Đây là lý do tại sao những quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Nga, đều nắm giữ hàng trăm tỷ USD trong kho dự trữ của ngân hàng trung ương.

Trong một cuộc khủng hoảng, khi các chính phủ cần hỗ trợ tiền tệ hoặc trả nợ, điều kiện tiên quyết là phải nắm giữ một lượng lớn USD, EUR và một số đồng ngoại tệ phổ biến khác.

Tuần này, Goldman Sachs cảnh báo nếu các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra miễn cưỡng khi nắm giữ các khoản nợ của Mỹ trước những thay đổi cấu trúc trong thương mại hàng hóa toàn cầu, đồng USD sẽ giảm giá hoặc gia tăng lãi suất thực tế để kìm hãm sự mất giá.

Việc Mỹ thường xuyên sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính làm công cụ chính sách đối ngoại đang thúc đẩy các nước thứ 3 đa dạng hóa và thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương mại bằng đồng USD

Goldman Sachs

Mục tiêu chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây của Nga còn kích thích các quốc gia không thân thiện với Mỹ hay EU.

Trong sắc lệnh mới, Điện Kremlin cho biết người mua ở các quốc gia bị coi là thù địch với Nga sẽ được yêu cầu mở tài khoản bằng cả ngoại tệ và đồng RUB tại ngân hàng Gazprombank. Đây là ngân hàng nằm trong danh sách trừng phạt của Anh nhưng được Mỹ và EU “làm ngơ” vì liên quan đến hoạt động thương mại khí đốt.

Trước đó, Tổng thống Putin đã cho ngân hàng trung ương, cơ quan hải quan và chính phủ 10 ngày để thiết lập hệ thống mới. Việc triển khai thanh toán cho các mặt hàng khác như dầu mỏ, kim loại và phân bón cũng đang được xem xét.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng châu Âu có thể tiếp tục thanh toán bằng đồng EUR trong một tháng nữa vì hầu hết đợt giao hàng trong tháng 4 sẽ đến hạn thanh toán vào tháng 5.

Nga cũng chịu ảnh hưởng

Kế hoạch của Moscow đang vấp phải sự phản bác mạnh mẽ của EU. Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây tuyên bố những hợp đồng giao hàng, chủ yếu sử dụng EUR và USD để thanh toán, sẽ vẫn được giữ nguyên.

Song, nước này vẫn chuẩn bị kịch bản khí đốt từ Nga bị gián đoạn. Đức cũng cảnh báo có thể phải cắt giảm nguồn cung cấp điện đối với ngành công nghiệp.

Theo các nhà phân tích, Gazprom có quyền thương lượng lại các điều khoản hợp đồng 3 năm/lần. Do đó, việc ép buộc sử dụng một loại tiền tệ mới nằm ngoài hợp đồng chắc chắn gây tranh cãi.

Nếu hai bên không thể đi đến thống nhất, vấn đề này sẽ được đưa ra Tòa án Trọng tài Stockholm. Gazprom hiện có hàng chục hợp đồng khác nhau cần thương lượng lại. Vì vậy, việc sửa đổi có thể sẽ kéo dài.

“Dựa trên nguyên tắc tôn nghiêm của hợp đồng, nếu có tranh chấp lớn trong hợp đồng xuất khẩu khí đốt của Gazprom, khí đốt sẽ tiếp tục chảy cho đến khi vấn đề được giải quyết ở tòa án trọng tài tại Stockholm”, Morten Frisch, một nhà đàm phán hợp đồng khí đốt, nhận định.

Việc ngừng hoạt động đồng nghĩa Gazprom và chính phủ Nga thiệt hại doanh thu. Tuy nhiên, xét về lý thuyết, nhà xuất khẩu năng lượng có thể cắt dòng chảy sang châu Âu ngay lập tức.

Dòng chảy có thể chuyển đến Trung Á hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại có thể được tích trữ trong kho. Mạng lưới đường ống rộng lớn hàng nghìn km của Nga vẫn có thể hoạt động trong khi hệ thống và các mỏ khí đốt cũ bị đóng cửa.

Lượng khí đốt dự trữ của Nga hiện khá hạn chế, ít hơn một nửa so với lượng xuất khẩu sang châu Âu hàng năm. Theo Tom Marzec-Manser, chuyên gia tại ICIS, Gazprom sẽ chỉ mất 4 tháng rưỡi để bơm đầy các kho dự trữ, thay vì 7 tháng như thông thường, nếu không có đường ống xuất khẩu sang châu Âu.

Song, sau khi lấp đầy, Gazprom sẽ phải tạm dừng hoạt động do việc phân phối đường ống sang các thị trường khác không hề đơn giản.

Hiện không có đường ống nào nối giữa Tây Siberia, nơi Gazprom đang cung cấp khí đốt cho châu Âu, và Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc hoàn tất dự án đường ống 50 tỷ m3 mỗi năm từ Mông Cổ tới Trung Quốc sẽ mất những 3-4 năm.

Theo Zingnews


Tags: Vì sao Nga muốn thanh toán khí đốt bằng RUB?
#Nga-Ukraine #khí đốt #Nga-EU #đồng rúp


TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022