Vì sao Nga sửa đổi Hiến pháp vào thời điểm này?
Đứng trước sức ép ghê gớm từ phía Mỹ và phương Tây trong bối cảnh hiện nay, nước Nga thay đổi Hiến pháp để tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục phát triển trong những thập kỷ tới.
Tổng thống Nga V.Putin trình hộ chiếu của mình tại trạm bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp tại một trạm bầu cử ở Moscow ngày 01/07/2020 (Ảnh:TASS).
(Phần 2 của chủ đề “Hiến pháp Nga sửa đổi mở ra giai đoạn mới trong lịch sử đương đại của nước Nga)
Tổng thống V.Putin là người chủ trương xây dựng một nước Nga có chủ quyền, độc lập, phát triển thịnh vượng và trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Chủ trương này được ông trình bày rõ trong bài viết với tiêu đề “Nước Nga trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba” công bố vào ngày 30/12/1999, tức 1 ngày trước khi được Boris Yeltsin trao quyền Tổng thống Nga vào ngày 31/12/1999.
Do đó, hơn ai hết, Tổng thống V.Putin nhận thấy rằng bản Hiến pháp của Liên bang Nga năm 1993 được soạn theo theo sự chỉ dẫn của các cố vấn pháp lý đến từ Mỹ không chỉ có tác dụng như “quả bom nổ chậm” sẵn sàng được kích nổ để phá hủy chủ quyền quốc gia mà còn xóa bỏ toàn bộ truyền thống lịch sử hàng ngàn năm của nước Nga, trong đó có lịch sử thời Xô Viết.
Do đó, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 7/5/2000, Tổng thống V.Putin đã hoạch định chương trình dài hạn khôi phục lại chủ quyền của Liên bang Nga, trong đó có việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1993. Để thực thi biện pháp cực kỳ quan trọng này cần có thời gian, trong đó trước hết phải đưa nước Nga thoát khỏi tình thế khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị và quốc phòng, từng bước thay đổi nhận thức trong xã hội về con đường phát triển của nước Nga trong kỷ nguyên hậu Xô Viết.
Theo nhận định của giới phân tích chính trị ở Nga, thiệt hại kinh tế mà nước Nga phải gánh chịu trong những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã tuy rất lớn nhưng vẫn không nghiêm trọng bằng sự sụp đổ nhận thức của xã hội Nga về truyền thống lịch sử, về định hướng phát triển và về tương lai của đất nước này. Minh chứng rõ ràng nhất là, Tổng thống Boris Yeltsin quyết định không sử dụng quốc ca thời Xô Viết làm quốc ca Nga mặc dù Liên bang Nga là quốc gia được kế thừa vị thế kinh tế, chính trị và an ninh của Liên Xô. Ông Yeltsin cũng quyết định sẽ không kỷ niệm Ngày Chiến Thắng trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Vì thế, ngay sau khi nhậm chức vào ngày 7/5/2000, Tổng thống Nga V.Putin đã sử dụng bản nhạc quốc ca Liên Xô làm nhạc nền cho lời mới của quốc ca Nga và phục hồi truyền thống kỷ niệm Ngay Chiến Thắng. Đó là những biện pháp đầu tiên, cần làm ngay, để khôi phục chủ quyền của nước Nga.
Trong 20 năm qua, trong điều kiện bị bao vây, cấm vận và chống phá từ bên ngoài, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong những năm tới. Đó là: (1) ngăn chặn các hoạt động khủng bố lan tỏa ở nhiều nơi trên lãnh thổ Liên bang Nga, từ đó làm thất bại chiến lược của Mỹ và đồng minh thực hiện chủ trương tiếp tục làm tan rã Liên bang Nga từ bên trong; (2) thực hiện thành công chủ trương xây dựng nền dân chủ có chủ quyền bằng nhiều biện pháp khẩn cấp như củng cố và làm trong sạch bộ máy quyền lực của nhà nước trung ương đối với đời sống chính trị của Nga; (3) xác định con đường phát triển của nước Nga theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội với chế độ ưu việt tương đương chế độ xã hội chủ nghĩa thời Xô Viết; (4) làm thất bại các biện pháp bao vây và cấm vận của Mỹ và đồng minh; (5) tổ chức lại và hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang Nga; (6) đóng vai trò quyết định trong cuộc đấu tranh đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở Syria; (7) phát huy ảnh hưởng ngày càng lớn của nước Nga trên thế giới v.v.
Đáng chú ý, trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, Liên bang Nga phải đương đầu với chiến lược cấm vận gắt gao nhất của Mỹ và đồng minh như áp đặt các biện pháp phong tỏa tài sản và đóng băng tài khoản của các quan chức trong Chính phủ, Quốc hội cũng như giới tinh hoa chính trị của Nga ở nước ngoài nếu họ ủng hộ chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin mà Washington cho rằng đang “phá hoại nền dân chủ của Phương Tây”. Đây là đòn trừng phạt gay gắt và hiểm độc, được giới phân tích nhìn nhận như là tối hậu thư của Mỹ nhằm vào Nga, trước hết là nhằm cô lập Tổng thống V.Putin.
Dự luật S.3336 còn đề ra các biện pháp cấm vận Nga, gồm: (1) cấm mọi hoạt động đầu tư vào các dự án năng lượng của Nga bên ngoài lãnh thổ Nga có trị giá thấp nhất là 250.000 USD; (2) cấm mọi giao dịch liên quan đến trái phiếu của chính phủ Nga; (3) cấm mọi hoạt động tài chính của Nga và niêm phong tài khoản của các tổ chức tài chính của Nga ở Mỹ; (4) hạn chế hoạt động ở Mỹ của 7 ngân hàng Nga, gồm Sberbank, Vnesheconombank, VTB, Bank of Moscow, Gazprombank, Promsvyazbank và Ngân hàng nông nghiệp Nga; (5) giao cho các cơ quan tình báo Mỹ cung cấp thông tin về nguồn thu nhập của Tổng thống V.Putin và các thành viên trong gia đình ông, kể cả bất động sản, tài khoản ngân hàng và dự án đầu tư, báo cáo chi tiết về tài sản của công dân nước ngoài và các doanh nhân Nga có quan hệ với Tổng thống V.Putin; (6) chuẩn bị tài liệu để công nhận Nga là “quốc gia tài trợ khủng bố quốc tế”; (7) điều tra các “tội ác chiến tranh” của Nga trên lãnh thổ Syria; (8) ngăn cấm mọi hoạt động hợp tác giữa các phương tiện truyền thông xã hội và các tổ chức liên quan đến chính phủ Nga.
Ngoài Mỹ ra, Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục áp đặt các biện pháp cấm vận Nga liên quan tới quyết định của Tổng thống V.Putin sát nhập Crimea từ năm 2014 và “can thiệp” vào tình hình Miền Đông Ukraine.
Tất cả các biện pháp cấm vận đó của Mỹ và phương Tây đều hướng tới mục tiêu tiến hành “cuộc đảo chính” vào năm 2024 khi Tổng thống V.Putin kết thúc nhiệm kỳ thứ 4 kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2000 và 2 nhiệm kỳ liên tiếp kể từ năm 2012. Theo Hiến pháp Nga năm 1993, ông V.Putin sẽ không có quyền ra ứng cử tổng thống sau khi kết thúc 2 nhiệm kỳ liên tiếp vào năm 2024. Theo nhận định của Valentin Yumashev - nguyên Chánh văn phòng của cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin - xác suất tới 99% ông V.Putin sẽ không tham gia tranh cử nhiệm kỳ 3 vào năm 2024. Khi đó, các lực lượng đối lập ở Nga với sự “chống lưng” của Mỹ và một số nước phương Tây sẽ tiến hành cuộc cải tổ 2.0 để đưa nước Nga quay trở lại quỹ đạo thời Boris Yeltsin.
Thậm chí, họ đã soạn thảo kịch bản ứng xử với nước Nga sau năm 2024. Theo những kịch bản đó, với sự ủng hộ của Mỹ, Ukraine sẽ chiếm đoạt lại Crimea; Nhật Bản với sự trợ giúp của Mỹ sẽ đoạt lại quần đảo Kuril; Nga sẽ phải chấp nhận các yêu sách của Mỹ trong chính sách đối ngoại như rút khỏi Syria, không được ủng hộ Cuba và Venezuela v.v.
Do đó, nếu ông V.Putin không ra tranh cử vào năm 2024, có nhiều khả năng những thành tựu mà Nga đạt được trong 20 năm cầm quyền của ông sẽ bị xóa và nước Nga sẽ rơi vào tình trạng bất ổn. Còn nếu ông V.Putin ra tranh cử, khả năng tái đắc cử là rất cao.
Nhà báo Nga Margarita Simonyan, Tổng biên tập Hãng thông tấn "Nước Nga ngày nay", nhận định: “Trước đây, V.Putin chỉ đơn giản là Tổng thống và có thể thay thế. Còn bây giờ ông ấy là lãnh tụ của chúng tôi. Chúng tôi không cho phép ai thay thế ông”. Trong khi đó, theo kết quả điều tra xã hội học, đa số người dân Nga yêu cầu sửa đổi bản Hiến pháp Nga theo hướng bãi bỏ hạn chế 2 nhiệm kỳ cầm quyền liên tiếp của tổng thống đương nhiệm, tạo cơ sở pháp lý để ông V.Putin tiếp tục ra tranh cử. Bằng cách đó, sẽ bác bỏ mọi luận điệu tuyên truyền nhằm chống phá Nga.
Theo công bố của các công ty khảo sát dư luận xã hội RBC và Insomar, có 57% người Nga được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống V.Putin trong trường hợp Hiến pháp Nga 1993 được sửa đổi và bản thân ông quyết định ra tranh cử trong cuộc bầu cử vào năm 2024.
Trong buổi thảo luận tại Duma quốc gia Nga về sửa đổi bản Hiến pháp năm 1993, nghị sĩ Đảng Nước Nga thống nhất Valentina Tereshkova cho rằng những gì Quốc hội Nga đang thảo luận lúc này không phải là vấn đề hiện tại mà là tương lai của nước Nga trong một thế giới đang thay đổi. Trong đó, nước Nga phải đương đầu với những thách thức rất lớn sau năm 2024. Khi đó, một người có uy tín lớn như V.Putin sẽ là bảo đảm chắc chắn và tin cậy cho sự phát triển của nước Nga cũng như hòa bình và an ninh của thế giới, đồng thời tiếp tục khắc phục hậu quả đối với nước Nga từ thảm họa địa-chính trị năm 1991 đến này vẫn còn hiện hữu.
Chính mối lo ngại về tương lai của nước Nga sau năm 2024 là một trong những lý do chính khiến đại đa số người dân Nga muốn tạo cơ hội cho V.Putin ra tranh cử tổng thống một lần nữa. Chính vì vậy, năm 2020 là thời điểm thích hợp nhất để sửa đổi bản Hiến pháp Nga năm 1993./.
(Theo dõi các Phần 3 tiếp theo: Nội dung sửa đổi Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và thế giới? Phản ứng quốc tế ra sao về sửa đổi Hiến pháp Nga?)
Đại tá Lê Thế Mẫu
Theo viettimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022