Việc Mỹ tước bỏ quy chế ‘tối huệ quốc’ với Nga có ý nghĩa gì?
Trong nỗ lực trừng phạt kinh tế Nga, Tổng thống Joe Biden và các đồng minh đã tước bỏ quy chế “tối huệ quốc” đối với Moscow, đe dọa tác động sâu rộng đến nền kinh tế nước này.
Phát biểu từ Nhà Trắng hôm 11/3, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ cùng các đồng minh quyết định tước bỏ quy chế "tối huệ quốc" của Nga, tức hủy quan hệ thương mại bình thường với Moscow, Reuters đưa tin. Quyết định này dự kiến sẽ được Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua và ban hành luật chính thức.
Mất đi đãi ngộ “tối huệ quốc” đồng nghĩa với việc một số hàng hóa nhập khẩu từ Nga sẽ chịu mức thuế cao hơn cả mức mà Mỹ đang áp đặt lên Triều Tiên và Cuba.
Tổng thống Biden sẽ phối hợp với các đồng minh phương Tây để tước bỏ quy chế “tối huệ quốc”, tức hủy quan hệ thương mại thông thường với Nga. Ảnh: Bloomberg.
Quy chế “tối huệ quốc” là gì?
“Tối huệ quốc” (MFN) là nguyên tắc then chốt của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Theo nguyên tắc này, một thành viên WTO cần phải đảm bảo đối xử công bằng với các nước khác về phương diện thuế quan và quy định pháp lý.
Chẳng hạn, giả sử Mỹ đánh thuế 13% đối với mặt hàng găng tay da nhập khẩu, theo quy chế MFN, tất cả găng tay nhập khẩu từ Pháp, Trung Quốc, Brazil và Nga đều chịu cùng một mức thuế đó.
Quy chế MFN là cơ sở cho thương mại toàn cầu, nhằm đảm bảo các nước trong Tổ chức Thương mại Thế giới được đối xử công bằng. Tuy nhiên, quy chế này vẫn có một số ngoại lệ, chẳng hạn như việc cho phép đối xử đặc biệt với các nước đang phát triển.
Đến nay, Mỹ từng tước bỏ quy chế MFN của hơn 20 quốc gia - chủ yếu là vì vấn đề chính trị. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt này đối với Liên Xô và một số nước khác.
Tuy nhiên, sau đó, các quốc gia này đã được khôi phục đãi ngộ “tối huệ quốc”, ngoại trừ Cuba và Triều Tiên. Sau tuyên bố mới nhất của Tổng thống Joe Biden hôm 11/3, Nga sẽ trở thành một trong ba quốc gia bị Mỹ hủy bỏ quan hệ thương mại.
Tác động đối với Nga?
Việc tước bỏ quy chế “tối huệ quốc” không ngay lập tức thay đổi các điều kiện thương mại, song sẽ chính thức cho phép Mỹ và các nước phương Tây tăng thuế nhập khẩu hoặc áp đặt hạn ngạch đối với tất cả mặt hàng xuất khẩu của Nga vào các quốc gia này.
Chẳng hạn, từ chỗ được miễn thuế, mặt hàng gỗ dán của Nga có thể bị đánh thuế đến 30%, theo CNN. Các nước cũng có thể bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ của Nga.
Việc tước bỏ quy chế “tối huệ quốc” sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế Nga, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp trừng phạt trước đó của phương Tây. Động thái này có thể tăng thêm sức ép để tác động đến quyết định của Điện Kremlin trong vấn đề Ukraine.
"Ông Putin không thể theo đuổi một cuộc chiến đe dọa nền tảng của hòa bình và ổn định quốc tế", Tổng thống Biden nói trong bài phát biểu tại Nhà Trắng hôm 11/3.
Tác động đối với Mỹ?
Trên thực tế, việc tước bỏ quy chế “tối huệ quốc” của Nga đối với Mỹ là một hành động chủ yếu mang tính biểu tượng. Trước đó, lệnh cấm của Mỹ đối với việc nhập khẩu dầu, khí đốt và than từ Nga vốn đã loại bỏ khoảng 60% tổng số mặt hàng nhập khẩu từ Nga.
Hôm 11/3, Mỹ cũng công bố thêm các lệnh cấm mới đối với hải sản, rượu và kim cương nhập khẩu từ Nga. Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2021, Nga cung cấp ít hơn 1% tổng lượng rượu vodka nhập khẩu, và ít hơn 2% lượng thủy sản nhập khẩu của Mỹ, theo AP.
Mỹ nhập khẩu phần lớn tài nguyên thiên nhiên từ Nga bao gồm dầu và các kim loại như palladium, rhodium, uranium, bạc thỏi với mức thuế thấp hoặc bằng không cho đến thời điểm hiện tại. Mỹ cũng nhập khẩu các sản phẩm hóa chất và thép bán thành phẩm, ván ép từ Nga.
Theo Giám đốc thương mại và thị trường toàn cầu tại Viện Chính sách Tiến bộ Mỹ Ed Gresser, hàng hóa nhập khẩu là tài nguyên thiên nhiên sẽ ít hoặc không bị tăng thuế khi quy chế MFN bị tước bỏ.
Để thay thế các mức thuế quan hiện tại, những người mua hàng hóa của Nga tại Mỹ sẽ trả thuế nhập khẩu được thiết lập theo bộ luật ban hành năm 1930. Theo đó, mức thuế đối với kim loại vẫn sẽ bằng không. Tuy nhiên, mức thuế đối với nhôm chưa gia công, ván ép và thép bán thành phẩm sẽ tăng lên đáng kể.
Theo Zingnews
#Nga-Ukraine #biện pháp trừng phạt
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022