Việt Nam "ngả về ai\' trong quan hệ quân sự với Nga- Mỹ?
Tuần qua đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với ngoại giao quốc phòng Việt Nam, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần lượt có chuyến thăm chính thức tới Hà Nội.
Lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã diễn ra vào sáng 23/1. Trong khi đó, theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam từ ngày 24-26/1.
Chuyến thăm của hai vị Bộ trưởng tới Việt Nam được dự đoán sẽ mang tới những bước tiến mới trong quan hệ đối tác Việt-Nga, cũng như Việt-Mỹ.
Mỹ có thể mang tới cho Việt Nam thêm nhiều thỏa thuận
Ông Anton Tsvetov — chuyên gia về An ninh và Chính sách đối ngoại tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược (Moscow) cho rằng, chuyến thăm của Bộ trưởng Nga Sergei Shoigu đến Việt Nam (sau khi tới Myanmar và Lào) là một nỗ lực nhằm tái khẳng định sự hiện diện của Nga trong khu vực Đông Nam Á.
Đây cũng là một bước đi quan trọng đối với ngành xuất khẩu quốc phòng Nga, bởi Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là thị trường trọng yếu đối với Nga.
Theo chuyên gia Tsvetov, có vẻ như trong tương lai gần, Nga vẫn sẽ là đối tác quốc phòng số 1 của Việt Nam, bởi chi phí chuyển đổi sang các hệ thống vũ khí mới rất đắt đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội
Tuy nhiên, sẽ có giới hạn trong mối quan hệ đối tác giữa hai phía, vì Nga còn có những lợi ích địa chính trị khác trong khu vực. Chính tại điểm này, mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ sẽ có ích đối với Việt Nam.
"Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis có thể mang tới cho Việt Nam nhiều thỏa thuận hơn và nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc tăng cường năng lực hàng hải. Ngoài ra, Mỹ và Việt Nam có thể sẽ tăng cường thúc đẩy các chương trình huấn luyện và đào tạo chung, trong khuôn khổ mối quan hệ ngoại giao quân sự" — ông Tsvetov dự đoán.
Song, vị chuyên gia cũng lưu ý, một khi Việt Nam vẫn muốn duy trì vị thế độc lập trong các mối quan hệ chiến lược thì có lẽ Nga vẫn sẽ là đối tác then chốt của Việt Nam trong chương trình mua sắm quốc phòng.
Tiêm kích mặt trận đa năng MiG-35 trong chuyến bay trình diễn tại Triển lãm-Hội chợ MAKS-2017 ở ngoại ô Matxcơva.
Trong khi đó, qua email gửi tới cho chúng tôi, ông Carl Thayer — Giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia) cho rằng, hai chuyến thăm liên tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Mỹ tới Việt Nam không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà đây là minh chứng cho chính sách "đa dạng hóa và đa phương hóa" của Việt Nam trong mối quan hệ đối với các nước lớn.Theo vị chuyên gia, ông Shoigu tới Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và mong muốn Việt Nam tiếp tục ủng hộ vai trò của Nga đối với tình hình an ninh Đông Á.
Đề cập tới các vấn đề có thể được thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Shoigu, ông Thayer cho rằng Bộ trưởng Nga có lẽ sẽ thảo luận với Đại tướng Ngô Xuân Lịch về mức độ hiệu quả trong hoạt động hợp tác giữa hai phía từ trước tới nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội
Vấn đề này bao gồm việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, thúc đẩy thêm các thỏa thuận vũ khí và hợp tác trong huấn luyện quân sự.
Các chủ đề chính sẽ tập trung vào việc Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam bảo dưỡng các phương tiện chiến đấu và hệ thống vũ khí mà họ đã cung cấp trước đó (như Su-30, tàu hộ vệ Gepard, tàu ngầm Kilo), đào tạo và huấn luyện quân sự chuyên nghiệp, cũng như khả năng tiến tới các thỏa thuận vũ khí mới giữa hai phía.
Trong khi đó, theo ông Thayer, mục tiêu chính của Bộ trưởng Mỹ James Mattis trong chuyến thăm Việt Nam lần này là làm rõ Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (NDS) mà Mỹ mới công bố gần đây, với nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của những quốc gia đối tác đang cùng Mỹ thiết lập trật tự ổn định trong khu vực.Ông Mattis có thể thảo luận với phía Việt Nam về mức độ hợp tác mà hai phía có thể tiến tới để thiết lập cấu trúc an ninh mạng lưới, góp phần củng cố sự ổn định và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác đã được đề cập trong Tuyên bố Tầm nhìn chung năm 2015.
Tuy nhiên, theo ông Thayer, chuyến thăm của Bộ trưởng Mattis hướng tới mục tiêu ở tầm chiến lược nên khó có khả năng hai phía tiến tới một Biên bản ghi nhớ (MOU) cụ thể liên quan tới việc cung cấp vũ khí.
Thay vào đó, hai bên có thể sẽ đưa ra Tuyên bố chung để thiết lập đường lối cho mối quan hệ quốc phòng song phương nói chung, đồng thời lưu ý các lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Nguồn: Thời Đại
TIN LIÊN QUAN
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022