Vụ cách chức Bộ trưởng Tài chính Nga: Ông Putin đau đầu
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin hôm 27-9 đã phải nghỉ việc vì bất đồng với chính sách kinh tế của Tổng thống (TT) Dmitry Medvedev. Ông này rời khỏi chức vụ chỉ 2 giờ sau khi TT Medvedev gửi cho ông tối hậu thư: Hoặc từ bỏ thái độ chỉ trích đường lối kinh tế của TT hoặc ra đi.
Không đồng ý với đường lối của tổng thống
Hãng tin RIA Novosti khẳng định tự ông Kudrin nộp đơn từ chức. Chính ông này đã thừa nhận điều đó khi trả lời hãng tin trên qua điện thoại. Tuy nhiên, theo hãng tin Interfax, bà Natalya Timakova, người phát ngôn của TT Nga, thông báo TT Medvedev ký lệnh sa thải ông Kudrin theo yêu cầu của Thủ tướng Vladimir Putin. Bà quả quyết: “Bộ trưởng tài chính không tự mình nộp đơn. TT đã ký lệnh phù hợp với thủ tục pháp lý hiện hành theo đề nghị của thủ tướng”.
Báo Gazeta thuật lại rằng khi khai mạc phiên họp của Uỷ ban Hiện đại hoá ở Dimitrovgrad hôm 26-9, TT Medvedev đã bất chợt nghiêm khắc khiển trách ông Kudrin đang có mặt ở đó và ra lệnh cho ông này viết đơn từ chức. TT Medvedev tuyên bố: “Tôi muốn nói đôi lời về kỷ luật trong chính phủ. Ông Alexei Kudrin đã nói rằng ông không sẵn sàng làm việc với chính phủ mới. Nếu ông không đồng ý với đường lối của TT, mà chính phủ thì thi hành đường lối của TT, ông có thể viết đơn từ chức. Hiện chưa có chính phủ mới nào và cũng không ai đưa ra lời mời nào cả, chỉ có chính phủ cũ đang phục tùng TT... Ông sẽ viết đơn chứ?”.
Ông Alexei Kudrin (phải) không còn làm Bộ trưởng Tài chính Nga sau một cuộc tranh cãi với Tổng thống Dmitry Medvedev. Ảnh: AP
Ông Kudrin đã trả lời rằng ông phải tham khảo ý kiến của thủ trưởng trực tiếp của ông là Thủ tướng Putin trước đã. Bà Timakova cho biết vài giờ sau phiên họp trên, ông Kudrin đã nghỉ việc theo sắc lệnh của TT Medvedev. Sau đó, website của TT Nga đã công bố lệnh cách chức ông Kudrin.
Ông Kudrin bắt đầu làm Bộ trưởng Tài chính Nga vào năm 2000, ngay từ nhiệm kỳ TT đầu tiên của ông Putin. Theo báo Gazeta, nguyên cớ gây nên xung đột giữa TT và Bộ trưởng Tài chính Nga chính là do ông Kudrin phát biểu chỉ trích chính sách kinh tế của TT Medvedev. Thêm vào đó, ông ta đã bình luận không hài lòng về tổng kết của Đại hội Đảng Nước Nga Thống nhất vốn tuyên bố quyết định đề cử ông Putin tranh cử TT năm 2012, đồng thời vị TT đương nhiệm Medevdev sẽ đảm đương chức vụ thủ tướng.
Mất mát lớn
Các tờ báo về kinh tế của phương Tây coi việc ông Kudrin ra đi là sự mất mát lớn lao trước khi diễn ra sự hoán chuyển vị trí của bộ đôi lãnh đạo nước Nga. Đồng thời, một số tờ báo nhận định rằng cùng với xì-căng-đan sa thải ông Kudrin, TT Medvedev đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị thực sự và giáng một đòn vào uy tín của hệ thống do ông Putin xây dựng nên.
Tờ The Washington Post (Mỹ) nhận định rằng chỉ còn ngồi trên ghế TT nửa năm nữa nhưng ông Medvedev đã tạo ra mối bất hoà gay gắt với các thông lệ chính trị do ông Putin lập ra khi bước vào Điện Kremlin cách đây 12 năm. Báo này viết: “Rõ ràng là ông Medvedev đã không thể cho phép ông Kudrin thay đổi quan điểm. Đứng giữa hai sự chọn lựa, ông Kudrin cần phải ra đi, bởi vì nếu làm ngược lại, chiến lược chính trị của ông Putin sẽ bị nghi ngờ. Đó đúng là một cơn đau đầu mà ông Putin không ưa thích chút nào dù ông đã tạo ra nó”.
Thêm vào đó, giới báo chí nước ngoài cho rằng ông Kudrin phải ra đi không phải chỉ do ông này đã công khai chống lại chính sách kinh tế của TT Medvedev. Giả thiết được nhiều tờ báo chú ý là cựu bộ trưởng tài chính Nga đã bộc lộ ý muốn chiếm giữ chức vụ thủ tướng khi ông Putin trở thành TT.
Ông Kudrin: Chủ tịch Ngân hàng Nước Nga?
Ông Andrei Kostin, Chủ tịch Ngân hàng VTB lớn thứ hai ở Nga, cho rằng ông Alexei Kudrin có thể trở thành vị chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng Nước Nga. “Tôi nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra” - ông Kostin tuyên bố ở New York (Mỹ). Theo báo Gazeta, luật pháp Nga quy định rằng chức vụ chủ tịch Ngân hàng Nước Nga được Duma Quốc gia chỉ định theo đề nghị của thủ tướng.
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022