Vietnews.ru
Tham khảo

Vụ khám xét Ikea ở Nga và lệnh trừng phạt của phương Tây

15/09/2014 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Cơ quan chức năng Nga đã bất ngờ tiến hành khám xét một văn phòng của công ty đồ nội thất Thụy Điển Ikea ngay bên ngoài Moscow, chỉ vài giờ sau khi Liên minh châu Âu và Mỹ đã tăng cường biện pháp trừng phạt thương mại đối với Nga cuối tuần qua.



Ikea khẳng định Ủy ban Điều tra của Nga (tương đương FBI của Mỹ) đã tiến hành lục soát văn phòng Ikea ở Khimki, phía tây bắc của Moscow, liên quan tới một rắc rối về đất đai.

Thị trường lớn nhất của Ikea

Tuy nhiên, các nhà phân tích lại đặt câu hỏi liệu thời điểm diễn ra vụ khám xét có phải là minh chứng cho một động cơ chính trị nào đó hay không.
"Thụy Điển là một trong những nước tích cực phản đối chính sách của Nga đối với Ukraine, và ủng hộ lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow", Timothy Ash, người đứng đầu mảng nghiên cứu các thị trường mới nổi tại Ngân hàng Standard cho biết.

"Và việc khám xét có thể ẩn chứa sự tương đồng với một loạt hành động mà các công ty phương Tây khác đã từng chứng kiến ở Nga, ví dụ khi chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phương Tây đột nhiên bị giám sát chặt chẽ hơn."

Trục trặc ở Nga không phải điều gì quá mới mẻ với Ikea. Năm 2010, công ty này đã phải sa thải 2 giám đốc điều hành cao cấp vì cố tình lờ đi tội hối lộ của nhà thầu phụ.

Nga trở thành một trong những thị trường lớn nhất của Ikea và công ty Thụy Điển này đang vận hành 14 cửa hàng, với kế hoạch mở thêm 5 hoặc 6 địa điểm nữa. Doanh thu của Ikea ở Nga đạt 76,4 tỷ Rúp (tương đương 2 tỷ USD) trong năm 2012-13 và người phụ trách Ikea tiết lộ từ đầu năm nay rằng Ikea đã lập kế hoạch đầu tư 2 tỷ EUR cho các hoạt động của mình vào năm 2020.

Đầu tuần này, Peter Agnefjall, giám đốc điều hành của Ikea, cho biết công ty hiện diện ở Nga vì mục tiêu "rất lâu dài" bất chấp những tác động của lệnh trừng phạt và xung đột Nga - Ukraine. Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, Carl Bildt, Ngoại trưởng Thụy Điển, là một trong những người châu Âu chỉ trích mạnh mẽ hành động của Nga.

Vụ khám xét Ikea ở Nga và lệnh trừng phạt của phương Tây

Phương tiện truyền thông Nga cho rằng vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai từ hồi xây dựng cửa hàng Ikea Khimki năm 2007. Một nhóm nông dân đã cùng nhau khiếu nại về quyền đất sử dụng của Ikea, nhưng trong phiên xét xử gần đây nhất, tòa án Moscow lại đứng về phía công ty Thụy Điển. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người bảo lưu quan điểm về những nguyên nhân chính trị sau khi lệnh trừng phạt Nga được tăng cường.

Lệnh trừng phạt ngày càng ngặt nghèo

Cuối tuần qua, Mỹ đã mở rộng đáng kể phạm vi trừng phạt đối với Nga bằng cách đưa thêm Gazprom, nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của châu Âu, vào danh sách đen, như một cách gia tăng áp lực buộc Moscow phải xuống thang ở Ukraine.

Biện pháp trừng phạt mới nhắm đến các công ty năng lượng, dịch vụ tài chính và ngành công nghiệp quốc phòng, bao gồm cả Lukoil, tập đoàn dầu thuộc sở hữu tư nhân, và Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga.

Một trường hợp đáng chú ý là liên danh hợp tác thăm dò cấp cao giữa ExxonMobil với tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Nga, Rosneft, ở Bắc cực đang bị ảnhhưởng. Mặc dù hai bên đã bắt đầu có những mũi khoan đầu tiên ở Biển Kara trong tháng 8 nhưng giới phân tích vẫn chưa thôi nghi ngờ về sự tồn tại của liên danh trên trong hoàn cảnh lệnh trừng phạt ngặt nghèo như hiện nay.

Ngạc nhiên là Hoa Kỳ cũng quyết định xử phạt Lukoil, công ty tư nhân đầu tiên của Nga rơi vào "phạm vi điều chỉnh". Nhà sản xuất dầu này được cho là không có liên hệ gì với Tổng thống Nga, Vladimir Putin và cũng không tham gia vào cuộc xung đột Ukraine.

Nói như ông Andrew Weiss, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace) thì "bây giờ bất cứ công ty nào của Nga cũng có thể bị coi là mục tiêu trừng phạt chứ không chỉ có doanh nghiệp quốc doanh hay những doanh nghiệp mà chủ sở hữu được cho là có liên quan với Tổng thống Putin."

Quyết định của Mỹ diễn ra trong bối cảnh áp lực đang gia tăng lên chính quyền của Tổng thống Obama, yêu cầu phải cứng rắn hơn trong chính sách ngoại giao để đáp lại những chỉ trích rằng ông phản ứng quá yếu ớt trước một loạt tình huống khủng hoảng diễn ra trên thế giới.

Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết biện pháp trừng phạt mới có thể được dỡ bỏ ngay lập tức nếu Nga chịu tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn đã ký với Ukraine tại Minsk.

Theo Thời báo kinh doanh


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022