Căng thẳng với TQ, Philippines chuyển dùng vaccine của Nga
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã “chuyển hướng” sang vaccine ngừa COVID-19 của Nga, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa nước này với Trung Quốc tại Biển Đông.
Tờ Nikkei Asia ngày 16-4 đưa tin Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây đã “chuyển hướng” sang vaccine ngừa COVID-19 của Nga, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa nước này với Trung Quốc tại Biển Đông.
Ông Duterte hôm 13-4 đã có cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, theo đó đã đặt hàng 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.
Động thái này được cho là kế hoạch của ông Duterte nhằm đa dạng hóa nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 ngoài Mỹ và Trung Quốc.
Trong thông báo được đưa ra sau cuộc gặp “cởi mở và hiệu quả” giữa hai nhà lãnh đạo, văn phòng tổng thống Philippines cho biết: "Tổng thống Duterte và Tổng thống Putin nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục và tăng cường hợp tác trong việc đánh bại đại dịch COVID-19".
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo hai nước kể từ chuyến thăm Nga của ông Duterte hồi tháng 10-2019.
Nikkei Asia dẫn lời ông Chester Cabalza - người sáng lập Tổ chức Hợp tác An ninh và Phát triển Quốc tế (Manila) - nhận định: “Tất cả chỉ tập trung vào ngoại giao vaccine, vì Philippines muốn có thêm nguồn cung. Có thể đây cũng là một phần trong chiến thuật đa dạng hóa của ông Duterte".
"Với sự giúp đỡ của Nga về vaccine, tôi nghĩ rằng không có sự có đi có lại [cần thiết]" - ông Cabalza nói, lý giải rằng Moscow dường như không muốn đổi vaccine để nhận lại bất cứ điều gì.
"Lý do tại sao Nga can dự [với Philippines] là vì dầu mỏ và hoạt động kinh doanh, không liên quan gì vấn đề Biển Đông hay cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính phủ, vốn lần lượt là những lợi ích chính của Trung Quốc và Mỹ” - ông Cabalza nói thêm.
Manila cũng đang đàm phán 40 triệu liều vaccine từ công ty Pfizer của Mỹ, sau khi đặt hàng 20 triệu từ hãng dược Moderna.
Philippines đang phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất ở châu Á, và ông Duterte đến nay vẫn dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, bao gồm việc mua 25 triệu liều vaccine do hãng dược Sinovac Biotech sản xuất.
Trung Quốc đã cung cấp 2,5 triệu trong số ba triệu liều vaccine mà Philippines hiện có, trong đó có một triệu liều vaccine của Sinovac do Trung Quốc viện trợ.
Theo Nikkei Asia, Nga đã tài trợ súng trường và xe tải cho lực lượng an ninh Philippines và đang thăm dò các dự án năng lượng, bao gồm việc hồi sinh nhà máy điện hạt nhân, vốn Manila đã tiêu tốn 2,3 tỉ USD để xây dựng nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Hồi cuối năm 2019, cựu đại sứ Nga tại Manila Igor Khovaev cho biết ông Putin đã đồng ý thăm Philippines theo lời mời của ông Duterte.
Tuần này, ông Duterte đã gửi lời mời đến ông Putin về một chuyến thăm Manila "ngay khi tình hình cho phép, điều mà Tổng thống Putin đã hoan nghênh", theo một thông báo từ văn phòng tổng thống Philippines.
Trong cuộc họp hôm 13-4, ông Duterte đã "cảm ơn Tổng thống Putin về cam kết của Nga trong việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm việc chống lại đại dịch COVID-19".
Cũng trong cuộc họp này, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh quan hệ quốc phòng và kinh tế được cải thiện giữa Philippines và Nga cũng như việc kỷ niệm 45 năm quan hệ song phương trong năm nay.
Theo ông Cabalza, cuộc họp này cũng có thể báo hiệu sự thay đổi trong chính sách đối ngoại "độc lập" của vị tổng thống Philippines, vốn "thân Bắc Kinh hơn và chống Washington".
"Khi thấy rằng hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông vẫn không thay đổi, chính quyền [Manila] hiện đã suy nghĩ kỹ - rằng có lẽ họ không thể dựa vào Bắc Kinh và đó là lý do tại sao họ kêu gọi liên minh" - ông Cabalza nhận định.
Theo Plo.vn
TIN LIÊN QUAN
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022
Nghị quyết kêu gọi đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền nhận được 93 phiếu thuận, 23 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
07/04/2022