Latvia chính thức không còn phụ thuộc vào điện của Nga
Latvia hôm thứ Hai đã hoàn thành việc xây dựng một đường dây điện cao thế mới tới Estonia, như một phần của bước cuối cùng trong việc kết nối lưới điện vùng Baltic với lưới điện của các nước láng giềng châu Âu, thay thế cho Nga.
Latvia, Lithuania và Estonia từng nằm trong khối Liên Xô và hiện là 3 thành viên của EU, có kế hoạch đồng bộ hóa với mạng lưới châu Âu vào năm 2025.
Các nước Baltic luôn đồng bộ với lưới điện của Nga, khiến họ phụ thuộc vào Moscow để có nguồn cung cấp điện ổn định. Varis Boks, Chủ tịch tập đoàn nhà nước Augstsprieguma Tikls, chịu trách nhiệm vận hành các đường dây cao thế của Latvia, cho biết: “Việc hoàn thành dự án là một bước quan trọng trong việc tăng cường sự độc lập về năng lượng của Latvia và vùng Baltic”.
Đường dây mới kết nối nhà máy điện TEC-2 gần Riga với Estonia, dự kiến sẽ hoạt động hoàn toàn vào năm 2021. Đây là đường dây thứ ba được xây dựng với sự hỗ trợ của EU.
Là dự án cơ sở hạ tầng điện lớn nhất ở Latvia trong nửa thế kỷ, chi phí đường dây khoảng 220 triệu euro, một nửa trong số đó do Brussels cung cấp. Các đường dây điện mới ở Latvia là một phần của mạng NordBalt được kết nối với thị trường Scandinavia vào năm 2016, thông qua một tuyến cáp dưới biển chạy từ Lithuania đến Thụy Điển.
Tuy nhiên, người dùng cuối ở Latvia đang phàn nàn về việc tăng hóa đơn tiền điện. Theo Janis Katlaps, một nông dân và thợ điện đã nghỉ hưu, đó là "cái giá của sự an toàn về điện".
Hiện tại, 16% lượng điện tiêu thụ ở Latvia đến từ Nga và Belarus. Về phần mình, Nga đã chỉ trích toàn bộ dự án, tin rằng nó có thể ảnh hưởng đến vùng bao quanh Kaliningrad, nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Theo Petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Quan chức thân Nga tại tỉnh Kherson, lãnh thổ Ukraine mà Nga đang kiểm soát, cho biết khu vực này sẽ bắt đầu dùng đồng ruble của Nga từ ngày 1/5.
28/04/2022
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022