Moldova từ chối công nhận khoản nợ tiền khí Gazprom 7,5 tỷ USD
Tổng thống đắc cử Moldova, bà M. Sandu cho biết, lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Kishenev hầu như không nợ tiền khí Gazprom, toàn bộ khoản nợ do khu vực Pridnestrovie sử dụng khí đốt trong nhiều năm qua.
Trong báo cáo tài chính quý 3/2020 của Gazprom ghi nhận quyền thu hồi khoản tiền 246 triệu USD từ công ty khí đốt nhà nước Moldava - Moldogaz theo phán quyết của tòa án trọng tài Thương mại Quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga. Tuy nhiên, phán quyết cũng lưu ý số nợ còn lại hình thành trong giai đoạn 2011-2019 do người tiêu dùng vùng Pridnestrovie không có khả năng thanh toán.
Trên thực tế, công ty Moldogaz được sở hữu bởi Gazprom (50%), chính phủ Moldava 35,33% và chính quyền khu vực tự trị Pridnestrovie (13,44%). Khoản nợ khổng lồ bắt nguồn từ những năm 1990 khi vùng này tuyên bố ly khai khỏi Moldava. Đến 80% khối lượng khí đã được cấp cho nhà máy nhiệt điện ở thành phố Dnestrovk (hiện do công ty Inter RAO của Nga sở hữu) để đảm bảo cung cấp điện cho toàn bộ Moldava.
Về nguyên tắc, Nga có thể cắt điện Moldava, nhưng không thể cắt khí đốt nước này mà vẫn cấp cho khu vực Pridnestrovie bởi đường ống khí đi qua Ukraine. Trong trường hợp này, Moldava có thể mua khí từ Romania, điện từ Ukraine và nhiều khả năng chính phủ sẽ phải giúp Gazprom xử lý món nợ này thông qua ưu đãi.
Đồng thời bà M. Sandu yêu cầu Nga rút lực lượng gìn giữ hoàn bình khỏi vùng lãnh thổ Pridnestrovie. Phía Nga lập tức lên tiếng bác bỏ yêu cầu này, cho rằng việc rút quân đội khỏi khu vực ly khai Pridnestrovie sẽ dẫn đến bất ổn nghiêm trọng.
Tổng thống mới đắc cử Moldavia nguyên là nhà kinh tế Ngân hàng Thế giới (WB), hướng tới thắt chặt quan hệ với EU - ngược với người đồng cấp đương nhiệm I. Dodon (thân Nga). Nước cộng hòa Moldova từng là một phần Liên Xô cũ, nằm giữa Ukraine và Romania. Lễ nhậm chức Tổng thống của bà M. Sandu sẽ được tổ chức vào ngày 24/12 tới.
Theo Petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022
Nghị quyết kêu gọi đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền nhận được 93 phiếu thuận, 23 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
07/04/2022