Vietnews.ru
Thế giới

Ukraine muốn EU tăng trừng phạt Nga nhưng vẫn cần khí đốt

21/08/2020 (Đọc 4 phút)


Ngoại trưởng Nga chỉ trích Ukraine chỉ lợi dụng tình hình ở miền Đông Ukraine để thôi thúc EU tăng cường trừng phạt Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mới đây đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Trud và tiết lộ về việc Ukraine không sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận Minsk mà chỉ nhăm nhăm muốn lôi kéo EU để tiếp tục trừng phạt Nga.

Ukraine muon EU tang trung phat Nga nhung van can khi dot
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: TASS

Theo đó, ông Lavrov cho rằng, chính quyền Kiev không che giấu mong muốn sử dụng cuộc xung đột ở Donbass để "bảo toàn" sức ép trừng phạt của EU nhằm vào Nga.

Ông Lavrov cho biết, Kiev đã lợi dụng thực tế là châu Âu đang có xu hướng cải thiện quan hệ với Nga để liên kết đến việc thực hiện các thỏa thuận Minsk, trong khi Nga không phải là một bên của cuộc xung đột tại miền Đông của Ukraine.

"Than ôi, mối liên kết giả tạo và thiển cận này vẫn tồn tại cho đến ngày nay - trước sự hài lòng tuyệt vời của chính quyền Kiev, những người không những không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Gói biện pháp Minsk, mà còn không giấu giếm mong muốn sử dụng xung đột chưa được giải quyết để duy trì áp lực trừng phạt đối với Nga” - Bộ trưởng nói.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga quả thật không khó hiểu khi lâu nay Moscow luôn cáo buộc việc Ukraine không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận Minsk. Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, Ukraine cần ngừng viện cớ để không thực hiện các thỏa thuận của họ.

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh Normandy (Nga, Đức, Pháp và Ukraine) vào ngày 9/12/2019 là nhất trí về "sự cần thiết phải đạt được thỏa thuận giữa Kiev và Donetsk, Lugansk liên quan đến tất cả các khía cạnh pháp lý của tình trạng đặc biệt ở Donbass theo đúng các quy định của Thỏa thuận Minsk".

Đến nay, Kiev vẫn tiếp tục chưa sửa đổi Hiến pháp quy định về "tình trạng đặc biệt của Donbass". Điều này là không phù hợp với kết quả của Hội nghị thượng đỉnh bốn bên.

Tuy nhiên, Ukraine luôn cho rằng phía Nga tiếp tục can thiệp quân sự ở Donbass và viện cớ đó để không thực hiện các bước đi cần thiết tiếp theo.

Trước các cáo buộc đó, Ngoại trưởng Nga nhận xét: "Đã đến lúc Ukraine ngừng lừa dối, họ luôn viện lý do để không làm bất cứ điều gì liên quan đến việc hoàn thành các nghĩa vụ của họ".

Ngoại trưởng Lavrov lưu ý rằng việc củng cố hiến pháp quy chế đặc biệt của Donbass là chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine và giải quyết các vấn đề an ninh, kinh tế xã hội và nhân đạo.

Theo như phân tích này, Ukraine muốn "dậm chân tại chỗ" tình hình ở Donbass để lôi kéo sự chú ý của EU trong xem xét quan hệ với Nga.

Ukraine muon EU tang trung phat Nga nhung van can khi dot
Ukraine chỉ mong muốn EU tăng cường trừng phạt Nga?

Liên minh châu Âu đã mong muốn cải thiện quan hệ với Nga song vẫn còn rất nhiều bất đồng, trong đó có vấn đề thỏa thuận hòa bình Minsk. Một khi hòa bình Donbass chưa được lập lại thì EU vẫn tiếp tục gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga theo thời hạn 6 tháng.

Trên thực tế, Kiev phụ thuộc không ít vào nền kinh tế Nga, quan trọng nhất là hợp đồng trung chuyển khí đốt sang châu Âu. Trong bối cảnh Nga chưa thể trực tiếp bán khí đốt sang EU với lượng cần thiết qua đường ống dẫn Nord Stream-2 chạy dưới biển Baltic thì Kiev sẵn sàng thúc đẩy các nỗ lực cần thiết với EU để có được vị trí trong tuyến đường vận chuyển năng lượng này.

Vào ngày cuối cùng của năm 2019, Ukraine đã ký kết với Nga thỏa thuận vận chuyển khí đốt tới châu Âu, ước tính thu về 15 tỷ USD, con số chiếm một lượng không nhỏ trong GDP của quốc gia này.

Đáng chú ý là thay vì tìm kiếm những vấn đề chung để cải thiện quan hệ với Nga và cùng hưởng lợi ích kinh tế thì Ukraine lại lựa chọn dựa vào phương Tây để gây sức ép ngược trở lại Nga, buộc Moscow ngồi vào bàn thỏa thuận để ký một hợp đồng có lợi nhất cho Kiev.

Theo Baodatviet.vn


Tags: Ukraine,trừng phạt, khí đốt,
#khí đốt #Ukraine #trừng phạt


TIN LIÊN QUAN

Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.

Thế giới,

23/04/2022

Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.

Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Thế giới,

21/04/2022

Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.

Thế giới,

20/04/2022

Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.

Thế giới,

20/04/2022

Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.

Thế giới,

14/04/2022

Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.

Thế giới,

13/04/2022

Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.

Thế giới,

13/04/2022

Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.

Thế giới,

10/04/2022

Nghị quyết kêu gọi đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền nhận được 93 phiếu thuận, 23 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Thế giới,

07/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022