Vietnews.ru
Văn hóa

Văn hào Nga Yury Bondarev : “Không thể tha thứ tất cả”

19/03/2019 (Đọc 10 phút)

Xem thêm:

Nhà văn Yury Bondarev hiện nay rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 95 của ông (15/3/1924-15/3/2019), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của ông với phóng viên báo “AIF”...


Nhà văn Nga Yury Bondarev sinh ngày 15/3/1924 ở thành phố Orsk, tỉnh Orenburg. Ông nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh như: “Các tiểu đoàn yêu cầu tiếp viện”, “Loạt đạn cuối cùng”, “Im lặng”, “Tuyết bỏng”, “Bến bờ”, “Lựa chọn”, “Trò chơi”... Sách của Bondarev đã được dịch ra hơn 70 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.


Một số trong đó đã được chuyển thể thành phim. Yury Bondarev là Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô, hai lần được tặng Huân chương Lenin, Huân chương Cách mạng Tháng Mười, Huân chương Lao động Cờ đỏ, Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng hai và nhiều huân, huy chương khác.

Nhà văn Yury Bondarev hiện nay rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 95 của ông (15/3/1924-15/3/2019), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của ông với phóng viên báo “AIF”.

Tưởng nhớ hay hối hận?

- Thưa Yury Vasilyevich, liệu có nên tiếp tục cố tình kéo dài ký ức chiến tranh và bằng mọi cách nhắc nhở các thế hệ sau về nó? Hoặc là, ngược lại, hãy để cho “vết thương lành da kín thịt”?

+ Cắt đứt sợi dây ký ức nối liền với số phận của đất nước là một tội ác. Phép ứng xử của kẻ xâm lược và người bảo vệ Tổ quốc không thể giống nhau. Ký ức lịch sử là một điều kiện không thể chối cãi của tự ý thức và tự đồng nhất của bất cứ dân tộc nào.

- Trong lòng ông vẫn còn sự căm thù bọn phát xít Đức vì cuộc chiến tranh đã qua?

+ Khái niệm “chiến tranh” luôn gây ra cảm giác xa vời với tình yêu tự do và lòng nhân hậu. Cần phải nhận thức được rằng chúng ta chiến đấu không phải chống lại người Đức, Romania, Ý hay các “đồng minh” khác của chủ nghĩa quốc xã, mà chống lại bọn xâm lược.

Vì vậy vấn đề không phải ở tính dân tộc. Tiểu thuyết “Bến bờ” của tôi bàn về điều này.

- Người Nga hiện nay bị phê phán là vẫn tiếp tục chiến đấu với quá khứ của mình, tổ chức những lễ duyệt binh “quân phiệt” vào ngày 9 tháng 5 và “đe dọa gây chiến”; lẽ ra phải lãng quên, tha thứ cho mọi người và chấm dứt kỷ niệm Ngày Chiến thắng, thay thế nó bằng một ngày sám hối nào đó. Ông nghĩ gì về điều này.

+ Ngày Chiến thắng cần được kỷ niệm mãi mãi như một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thế giới. Tôi không nghĩ rằng 27 triệu nạn nhân và hậu thế của họ phải sám hối trước bọn đao phủ. Các dân tộc châu Âu chủ chốt không mấy khi sám hối về những tội lỗi của mình.

- Khi phát biểu tại Nhà Quốc hội Đức, một học sinh trung học từ thành phố Novy Urengoy (Liên bang Nga) nói về cái gọi là “vạc dầu Stalingrad” và gọi nơi chôn cất những người lính Đức ở tỉnh Chelyabinsk là “nấm mồ của những con người vô tội”. Ở Nga, cậu bé bị buộc tội biện minh và phục hồi chủ nghĩa phát xít. Xin ông cho biết quan điểm của mình?

+ Tôi muốn khuyên cậu bé đã đủ lớn này thay chiếc quần sooc bằng quần dài, đọc văn học chiến tranh và những tư liệu về những nỗi khủng khiếp của cái cối xay thịt đó. Và không lặp lại như con vẹt những ý tưởng mà các “thầy giáo” đã nhồi nhét vào đầu óc non nớt của cậu.

- Trong nhiều bộ phim Nga về chiến tranh (ví dụ như phim của đạo diễn Fyolor Bondarchuk “Stalingrad”), hình tượng người lính Đức xâm lược được cố tình xây dựng để gợi sự cảm thông đối với họ, rằng “họ chỉ làm theo mệnh lệnh”, “họ không muốn”, “họ bị bắt buộc”, “họ cũng là người như chúng ta, như những người lính Xô viết”... Chúng ta có cần thứ phim đó không? Trên thực tế, nó phục vụ mục đích gì?

+ Tôi không xem phim “Stalingrad” của Fyodor Bondarchuk. Tôi cho rằng bộ phim của bố anh ta, Sergey Bondarchuk - “Họ chiến đấu vì Tổ quốc” là một tác phẩm đích thực về chiến tranh. Hãy để lương tâm đạo diễn trẻ này tự lên tiếng về cách kiến giải khác.

Volgograd hay Stalingrad?

- Nữ diễn viên Alisa Freindlich hồi nhỏ đã trải qua thời kỳ phong tỏa Leningrad, khi trả lời phỏng vấn của báo “AIF”, nói: “Hôm nay tôi tin rằng cần mai táng không chỉ các chiến sĩ Hồng quân, mà cả những người lính Đức. Vâng, họ là những kẻ không mời mà đến đất nước chúng ta, họ là kẻ thù của chúng ta. Nhưng sự khoan dung đối với những người đã ngã xuống, trong đó có kẻ thù là vấn đề đạo đức của chúng ta, của lòng cao thượng, sự sám hối và danh dự. Cần phải đối xử với những người đã khuất một cách nhân đạo, theo tinh thần Cơ đốc giáo”.

+ Đồng ý. Đó là vấn đề đạo đức, nói rộng hơn là đạo đức Cơ đốc giáo, không bị hạn chế bởi nguyên tắc “mạng đổi mạng”. Nhưng dù sao tôi cho rằng không thể tha thứ tất cả. Và có lẽ, không cần thiết.

- Ở nước Nga, lòng căm thù bọn phát xít Đức có được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác không? Hay tình cảm đó có thể được giáo dục, phát triển bằng sách vở, phim ảnh trong nhà trường, trong gia đình? Và nói chung có cần làm thế không?

+ Nói chung, người Nga không căm thù người Đức, vì vậy không có gì để di truyền. Mối quan hệ đối với những người Pháp đã tấn công nước Nga năm 1812 gần như đã được phản ánh đầy đủ trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy. Như tôi thấy, thế hệ hiện nay “thay cho gánh nặng tủi cực và căm thù” đã có những hành động tưởng nhớ những người anh hùng “Trung đoàn cảm tử”. Ở đấy không có chỗ cho lòng thù hận lẫn sự tha thứ một cách vô nguyên tắc.

- Hiện nay, có những kẻ cho rằng cần phải rút lui khỏi Leningrad để tránh bị phong tỏa và những tổn thất lớn. Và nói chung tốt nhất là đầu hàng người Đức như các dân tộc châu Âu bị xâm chiếm đã làm. Nếu thế, có thể hiện nay chúng ta đã sống giàu sang như họ, uống bia Bayern...

+ Tôi không thấy cần thiết phải bình luận những ý kiến mê sảng như vậy. Nếu như phát xít Đức thực hiện thành công kế hoạch “Ost”, thì ở nước Nga không còn ai để uống bia Bayern.

- Vấn đề đổi tên thành phố Volgograd thành Stalingrad thường xuyên được đặt ra. Nữ diễn viên Alisa Freindlich cho rằng “trận Stalingrad sẽ còn mãi trong ký ức nhiều thế hệ. Nhưng lấy tên một con người, nói một cách nhẹ nhàng, đã tự bôi nhọ mình trước các thế hệ, đặt cho thành phố, chưa hẳn đã là đúng”. Ông nghĩ gì về điều này?

+ Stalingrad là một trang sử hào hùng của dân tộc Nga và thế giới. Thật không công bằng khi người Pháp đến nay vẫn giữ gìn cẩn thận biểu tượng này trong tên gọi ban đầu của nó, chứ không phải chúng ta (từ năm 1946, một ga tàu điện ngầm ở Paris được mang tên Stalingrad - ND).

“Chúng ta chiến đấu chống bọn xâm lược không chỉ vào mùa đông”

- Nói về cuộc phong tỏa Leningrad, nhà văn – cựu chiến binh Daniil Granin nhận xét: “Lịch sử cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại chứa đầy những chiến công, nhưng nhiều chiến công mang màu sắc huyền thoại”, ông có đồng ý không?

+ Tất nhiên, chiến tranh là mảnh đất màu mỡ cho sự ra đời của huyền thoại. Có những huyền thoại dựa trên sự thật lịch sử. Không phải vô ích mà nhân dân đã sáng tác và gìn giữ các tráng sĩ ca. Còn có cả những mưu toan vu khống và xuyên tạc các sự kiện đích thực. Chúng được gọi một cách chính xác là sự phóng đại. Vì vậy huyền thoại cũng có ba bảy loại. Tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa anh hùng của những người lính bảo vệ Tổ quốc bị phóng đại quá mức. Ngược lại. Còn rất nhiều chiến công chưa được phản ánh trong tài liệu tuyên truyền chính thức và ngợi ca trong văn học. Trong chiến tranh, mọi thứ đều có thể xảy ra: cả chủ nghĩa anh hùng, cả sự phản bội, cả sự ti tiện đểu cáng.

- Nhà văn Granin còn nói: “Chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó do nhiều nguyên nhân. Vì ở phía chúng ta có mùa đông, chúng ta có những vị chỉ huy tài giỏi, ví dụ như Jukov. Chúng ta bị đẩy tới cái mà Pushkin gọi là sự điên tiết của nhân dân". Rồi ông tự hỏi: Chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến tranh năm 1812 như thế nào? Và đã trả lời: Vâng, mùa đông nước Nga, Kutuzov, Barklay-de-Tolli (nguyên soái Nga)... Và cuối cùng ông đã khoát tay: “Mà cũng có thể đơn giản là Ơn Chúa. Nghĩa là điều thần diệu”...

+ Chúng ta đánh bọn xâm lược không chỉ vào mùa đông mà cả trong những điều kiện khí hậu quen thuộc hơn đối với chúng. Chúng ta chiến thắng vì tinh thần của chúng ta, sự thật của chúng ta, nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn. Người Đức dựa vào toàn bộ tiềm lực của châu Âu, về mặt khách quan đã không thể khuất phục và nô dịch chúng ta. Chiến thắng của chúng ta đã được tiền định, mặc dù chúng ta phải trả giá đắt cho việc giải phóng thế giới khỏi họa phát xít. Đồng thời, biết bao người dân lương thiện của chúng ta đã trở thành nạn nhân của “những người châu Âu văn minh”.

- Là một người lính đã từng xông pha trận mạc, ngày hôm nay ông nhớ lại chiến tranh với cảm giác như thế nào?

+ Tôi coi chiến tranh như một trang quan trọng của cuộc đời mình. Ngoài mặt trận có tất cả: cả tình đồng đội, cả sự đểu cáng của con người, cả sự làm chủ bản thân, cả niềm tin chiến thắng, cả những dự cảm run rẩy của tuổi trẻ trước những viễn cảnh cuộc sống hòa bình mở ra phía chân trời.

Theo xaluan.com


Tags: không, những, chiến, chúng, người, tranh, trong, thành, thắng, nhiều, trước, Chúng, Bondarev, phóng, chương, trọng, Stalingrad, Chiến, nghĩa, nguyên



TIN LIÊN QUAN

Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu

Văn hóa,

01/08/2022

Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.

Văn hóa,

26/04/2022

Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.

Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.

Văn hóa,

08/04/2022

Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.

Văn hóa,

31/03/2022

Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.

Văn hóa,

14/03/2022

Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.

Văn hóa,

11/03/2022

Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.

Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.

Văn hóa,

13/10/2021

Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.

Văn hóa,

04/10/2021

Đón khách Nga trở lại

Sau nửa năm ngưng trệ, doanh nghiệp lữ hành sẽ đón những đoàn khách Nga đầu tiên đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng.

Phần Lan đóng cửa biên giới với du khách Nga

Phần Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với khách du lịch Nga, bắt đầu từ nửa đêm nay theo giờ địa phương (tức 4h sáng 30/9 theo giờ Việt Nam).

30.09.2022

Phần Lan đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen

Phần Lan sẽ cấm công dân Nga có thị thực Schengen nhập cảnh nước này, trong bối cảnh lượng người đến tăng đột biến sau lệnh động viên quân.

29.09.2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

18.09.2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022