Người Nga dùng tiền thế nào trong khủng hoảng?
Việc giá dầu – nguồn thu lớn trong ngân sách của Nga, sụt giảm trong thời gian qua, cộng với lệnh trừng phạt kinh tế từ Liên minh châu Âu (EU), kinh tế Nga đang thực sự khó khăn.
Đồng rúp đã tụt giá có lúc hơn một nửa so với USD. Điều này tạo ra làn sóng mua sắm, quy đổi ngoại tệ và cắt bớt chi phí sinh hoạt cũng như nhiều biến chuyển trong xã hội Nga.
Cách một người Nga dùng tiền thời điểm này thực sự đáng tham khảo cho mọi nơi. The Moscow Times tuần trước đã có bài viết về vấn đề kể trên.
“Tôi phải làm gì với số tiền tiết kiệm trong tay?” là câu hỏi thường xuyên trong 6 tháng qua tại Nga. Nó thường liên quan tới khoản tiền từ 10.000 USD đến 100.000 USD mà tầng lớp trung lưu ở Nga dành dụm từ tiền lương của họ, những người kiếm 150.000 rúp/tháng trở lên.
Đầu năm nay, việc đổi tiền rúp sang USD là một làn sóng, nhưng bây giờ tình thế đã thay đổi.
Một người Nga có 3 lựa chọn: Giữ tiền ở dạng USD, giữ tiền ở dạng euro hoặc mua một căn hộ với số tiền ấy. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ tiền.
Đơn giản nhất là không nên giữ đồng rúp trong người khi viễn cảnh tiếp tục trượt giá đang hiển hiện.
Cũng giống giai đoạn 1990, người Nga không thể mua hàng trong nước khi hàng nhập khẩu gắn liền với tỷ giá hối đoái. Thay vào đó họ sẽ mang tiền ra nước ngoài mua quần áo, điện thoại, thực phẩm...
Khó khăn sẽ xuất phát từ chính thực tế đó. Bởi trong khi muốn tiết kiệm và giữ tiền, người dân cũng phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản của chính mình. Theo ước tính của The Moscow Times, tiền lương hiện tại vẫn chỉ đủ cho một người sống tốt khoảng 2-3 năm (như thời gian dự kiến kinh tế nước Nga không sáng sủa hơn hiện tại). Dĩ nhiên với ai đó mất việc, đó sẽ là thảm họa.
Trong bối cảnh ấy, việc mua tài sản để giữ ngoại tệ là giải pháp trước mắt. Nếu sở hữu một căn hộ hoặc thuê nhà, điều này không mang lại lời lãi nhiều, song sẽ giúp người dân “lưu giữ” số tiền của họ. Đó là cách tốt hơn so với việc mang tiền gửi vào ngân hàng, vì nó ít nhất cũng tránh được nguy cơ chính phủ ra lệnh điều tiết, chẳng hạn buộc phải quy đổi tất cả ngoại tệ trong ngân hàng thành đồng rúp.
Như vậy, chốt lại có hai điều người Nga đã và đang làm: Cố gắng giữ tiền ở dạng ngoại tệ (tốt hơn là USD thay vì một đồng euro cũng đang bất ổn) và giữ nó bằng cách mua bất động sản, hoặc cái gì đó giá trị, ít bị mất giá.
Theo http://www.doanhnhansaigon.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng tài sản ròng của những người giàu nhất nước Nga đã tăng 10,4 tỷ USD kể từ đầu năm bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với giới doanh nhân nước này.
08/03/2023
Những người Nga chỉ dùng ruble hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi người cần ngoại tệ hay có đầu tư ở nước ngoài thì gặp khó.
18/02/2023
Các biện pháp cấm vận chưa từng có đối với các cá nhân Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh đến danh sách những người giàu nhất nước Nga, theo ước tính mới nhất của Forbes.
16/01/2023
Hơn 5 triệu người Nga đã chuyển sang dùng các mạng xã hội do người Nga sáng lập sau khi Instagram, TikTok... hạn chế người dùng ở Nga.
14/01/2023
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin tối 31/12 đã gửi lời chúc mừng năm mới tới người dân Nga.
01/01/2023
Theo hãng tin TASS, ngày 12/12, Điện Kremlin thông báo buổi họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không diễn ra trước thềm Năm mới.
12/12/2022
Tình trạng nhu cầu vàng tăng vọt diễn ra sau khi Nga bỏ thuế giá trị gia tăng 20% với vàng và sau đó bỏ thuế doanh thu 13% với hoạt động bán vàng giai đoạn năm 2022-2023.
03/11/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lệnh động viên một phần 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraine mà Nga công bố hồi tháng 9 đã hoàn tất.
Nga cảnh báo châu Âu có thể trả giá đắt về kinh tế khi nỗ lực thoát phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.
28/10/2022
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, vào ngày thứ 6 tuần trước nhu cầu về "tiền mặt" của dân Nga gần như tăng gấp đôi so với ngày hôm trước - lên đến 144,8 tỷ rúp từ 69 tỷ rúp.
03/10/2022