Tân Tổng thống U-crai-na cam kết duy trì đoàn kết dân tộc
Buổi lễ nhậm chức bên trong tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Ki-ép có sự tham dự của hàng chục quan chức nước ngoài, trong đó có Phó tổng thống Mỹ G. Bai-đân (Joe Biden) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu V. Rôm-pơi (Herman Van Rompuy). Trong bài phát biểu nhậm chức, ông P. Pô-rô-sen-cô tuyên bố: “Tôi đảm đương vị trí Tổng thống nhằm bảo vệ và làm vững mạnh sự đoàn kết của U-crai-na”. Tân Tổng thống U-crai-na kêu gọi những người đòi ly khai ở miền Đông buông vũ khí và tuyên bố sẽ bảo đảm miễn trừ buộc tội hình sự đối với tất cả những ai không “dính máu” trên tay. Tổng thống P. Pô-rô-sen-cô cũng tuyên bố sẽ thực hiện phi tập trung hóa quyền lực và bảo vệ sự tự do dùng tiếng Nga. Tuy nhiên, ông P. Pô-rô-sen-cô cũng khẳng định sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của U-crai-na và Crưm (vốn đã sáp nhập vào Nga) “sẽ vẫn mãi thuộc về U-crai-na”
Ông P. Pô-rô-sen-cô tuyên thệ nhậm chức Tổng thống U-crai-na ngày 7-6. Ảnh: AP
Trước đó, trong cuộc gặp tại Pháp ngày 6-6 với ông P. Pô-rô-sen-cô, Tổng thống Nga V. Pu-tin (Vladimir Putin) đánh giá cao mong muốn giải quyết tình hình tại U-crai-na của người đồng cấp P. Pô-rô-sen-cô. Tổng thống Nga bày tỏ tin tưởng rằng, sự quyết tâm đó sẽ tạo điều kiện để phát triển quan hệ giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực. Về biện pháp chấm dứt khủng hoảng chính trị và xã hội hiện nay tại U-crai-na, Tổng thống V. Pu-tin kêu gọi chính quyền Ki-ép thiết lập đối thoại toàn dân. Theo ông V. Pu-tin, các bên tham gia đối thoại không phải là đại diện Nga và U-crai-na mà là giữa đại diện chính quyền Ki-ép và lực lượng ủng hộ liên bang hóa tại miền Đông U-crai-na. Điều kiện tiên quyết để thiết lập đối thoại là chính quyền Ki-ép phải chấm dứt ngay chiến dịch quân sự ở khu vực Đông U-crai-na.
Hiện tại, tân Tổng thống P. Pô-rô-sen-cô đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ bất ổn chính trị, nền kinh tế kiệt quệ và xung đột leo thang tại miền Đông đang đẩy đất nước tới bờ vực chia rẽ. Áp lực lớn nhất đối với ông P. Pô-rô-sen-cô chính là giành lại quyền kiểm soát hai khu vực Đông Nam U-crai-na là Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ. Các nhà phân tích hy vọng Tổng thống P. Pô-rô-sen-cô sẽ chìa bàn tay hữu nghị, cam kết trao quyền tự trị lớn hơn cho các khu vực Đông Nam như một phần của cải cách Hiến pháp. Chính ông P. Pô-rô-sen-cô đã khẳng định, "sẽ làm mọi thứ để giành lại lòng tin của họ".
Một thách thức lớn khác đối với ông P. Pô-rô-sen-cô là khôi phục nền kinh tế hiện đang trong tình trạng èo uột và đấu tranh chống nạn tham nhũng kinh niên. Là một chủ doanh nghiệp thành công, từng có nhiều hoạt động kinh doanh với cả Nga và châu Âu và giữ một số vị trí quan trọng trong các chính phủ trước như Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế, giới phân tích cho rằng ông P. Pô-rô-sen-cô nhiều khả năng sẽ tập trung lôi kéo các nguồn vốn đầu tư từ phương Tây, nhưng cũng sẽ không bỏ qua cơ hội hợp tác với Nga.
Về quan hệ giữa Nga và U-crai-na dưới thời của ông P. Pô-rô-sen-cô, trang mạng Tin tức Trung Quốc dẫn lời nghiên cứu viên đặc biệt của Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc Mã Chấn Cương cho rằng, U-crai-na có ảnh hưởng rất lớn đối với an ninh chiến lược của Nga, vì vậy sau khi ông P. Pô-rô-sen-cô lên làm Tổng thống, Nga và U-crai-na có khả năng sẽ tiếp xúc nhiều hơn. Theo ông Mã Chấn Cương, hiện nay, một vấn đề rất quan trọng đối với cục diện U-crai-na là Tổng thống đắc cử P. Pô-rô-sen-cô sẽ làm gì tiếp theo. “Nếu ông P. Pô-rô-sen-cô thực sự có thể áp dụng một số biện pháp hợp lý, như thông qua đàm phán với khu vực miền Đông để giải quyết một số vấn đề, sẽ có lợi cho quan hệ Nga - U-crai-na. Nếu tiếp tục áp dụng biện pháp quân sự quy mô lớn thì sẽ khó có thể nói về tương lai quan hệ hai nước. Vì thế, quan hệ Nga - U-crai-na sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc ông P. Pô-rô-sen-cô áp dụng chính sách nào”, chuyên gia Mã Chấn Cương nhận định.
Với vị trí địa chiến lược nhạy cảm luôn chứng kiến sự tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây, trong bối cảnh mâu thuẫn chính trị và bất ổn triền miên, chỉ một bước đi sai lầm cũng có thể khiến U-crai-na càng lún sâu vào khủng hoảng và như vậy con đường phía trước Tổng thống P. Pô-rô-sen-cô không hề bằng phẳng chút nào.
Theo http://qdnd.vn
TIN LIÊN QUAN
Tổng tài sản ròng của những người giàu nhất nước Nga đã tăng 10,4 tỷ USD kể từ đầu năm bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với giới doanh nhân nước này.
08/03/2023
Những người Nga chỉ dùng ruble hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi người cần ngoại tệ hay có đầu tư ở nước ngoài thì gặp khó.
18/02/2023
Các biện pháp cấm vận chưa từng có đối với các cá nhân Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh đến danh sách những người giàu nhất nước Nga, theo ước tính mới nhất của Forbes.
16/01/2023
Hơn 5 triệu người Nga đã chuyển sang dùng các mạng xã hội do người Nga sáng lập sau khi Instagram, TikTok... hạn chế người dùng ở Nga.
14/01/2023
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin tối 31/12 đã gửi lời chúc mừng năm mới tới người dân Nga.
01/01/2023
Theo hãng tin TASS, ngày 12/12, Điện Kremlin thông báo buổi họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không diễn ra trước thềm Năm mới.
12/12/2022
Tình trạng nhu cầu vàng tăng vọt diễn ra sau khi Nga bỏ thuế giá trị gia tăng 20% với vàng và sau đó bỏ thuế doanh thu 13% với hoạt động bán vàng giai đoạn năm 2022-2023.
03/11/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lệnh động viên một phần 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraine mà Nga công bố hồi tháng 9 đã hoàn tất.
Nga cảnh báo châu Âu có thể trả giá đắt về kinh tế khi nỗ lực thoát phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.
28/10/2022
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, vào ngày thứ 6 tuần trước nhu cầu về "tiền mặt" của dân Nga gần như tăng gấp đôi so với ngày hôm trước - lên đến 144,8 tỷ rúp từ 69 tỷ rúp.
03/10/2022