Tân chính sách của Nhật với Nga: Những dự đoán trái chiều
Giới chuyên gia đã đưa ra những dự đoán trái chiều về chính sách của Nhật Bản đối với Nga, sau khi có Thủ tướng mới.
Ông Suga sẽ kế thừa chính sách của ông Abe?
Ông Yoshihide Suga đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản, thế chỗ ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe. Việc “Đất nước Mặt trời mọc” có Thủ tướng mới và một nội các mới đã khiến các chuyên gia đưa ra những dự đoán khác nhau về chính sách của Nhật Bản với Nga.
Chuyên gia Nobuo Shimotomai – Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Hosei ở Tokyo nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng, mặc dù có nội các mới nhưng trong bối cảnh mâu thuẫn toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nhật Bản chủ yếu vẫn sẽ kế thừa đường lối trước đây trong quan hệ với Nga, tiếp tục tìm kiếm lợi ích chung giữa Tokyo và Moscow.
“Tôi cho rằng, Nhật Bản và Nga sẽ tiếp tục tìm kiếm lợi ích chung” - chuyên gia Simotomai nói và nhắc nhở rằng, chính tân Thủ tướng Nhật Bản đã nói về tính kế thừa của đường lối.
Theo lời ông, sự phức tạp trong quan hệ hàm chứa ở chỗ, trong quá trình đàm phán về vấn đề lãnh thổ, Nga đã không thuyết phục được rằng, những bước tiến mới giữa ông Putin và ông Abe vào tháng 11 năm 2018 đã có bước ngoặt ý nghĩa lớn với Tuyên bố năm 1956.
Ngoài ra, các sửa đổi mới đây trong Hiến pháp Liên bang Nga quy định cấm nhân nhượng về lãnh thổ, mặc dù có chừa lại “ngoại lệ cho việc phân định biên giới” cũng sẽ là trở ngại trong việc đàm phán.
Nhật Bản cho đến nay vẫn tuyên bố chủ quyền với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai thuộc quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là Chishima), coi việc chuyển giao các đảo này cho Tokyo như là điều kiện tiên quyết để ký Hiệp ước hòa bình với Nga, văn kiện chưa từng được ký khi kết thúc Thế chiến II.
Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đưa ra Tuyên bố chung, trong đó Moscow đồng ý xem xét khả năng chuyển giao cho Nhật Bản hai hòn đảo trong trường hợp có Hiệp ước hòa bình. Liên Xô trông đợi sẽ chấm dứt vấn đề này, trong khi Nhật Bản coi thỏa thuận như vậy chỉ là một phần của giải pháp vấn đề, chứ vẫn không từ bỏ yêu sách đòi lại tất cả các đảo.
Ông Shinzo Abe được coi là nhà lãnh đạo Nhật Bản “khá thân thiết” với Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Những cuộc đàm phán sau đó chẳng đi đến đâu, sau đó, lập trường của Moscow là quần đảo này đã nhập vào thành phần Liên bang Xô-viết theo kết quả phân định Thế chiến II và chủ quyền của Liên bang Nga đối với quần đảo là không thể ngờ vực.
Năm 2018 tại Singapore, sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Shinzo Abe khi đó là Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố các bên nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Hiệp ước hòa bình dựa trên cơ sở Tuyên bố chung Xô-Nhật năm 1956.
Công luận Tokyo coi đây là nhượng bộ lớn của phía Nhật Bản, vì từ xưa đến nay quan điểm chính thức của đất nước này luôn là yêu cầu trả lại cả bốn hòn đảo và chỉ sau đó mới bàn đến ký kết Hiệp ước hòa bình.
Nhật sẽ thay đổi chính sách với Nga?
Tuy nhiên, có những quan điểm khác không đồng tình với ý kiến của Giáo sư Nobuo Shimotomai, đặc biệt là giới học giả phương Tây đã đưa ra những đánh gia bi quan về tân chính sách của Nhật với Nga.
Ông James Brown, chuyên gia Anh nghiên cứu quan hệ Nga-Nhật và là Phó Giáo sư tại Đại học Temple ở Tokyo (Temple University – Japan Campus), lại tỏ ra bi quan khi xem xét triển vọng quan hệ Nhật-Nga sắp tới.
Theo chuyên gia Anh, ông Yoshihide Suga đã chính thức tuyên bố sẽ tiếp tục chính sách của ông Abe trong quan hệ với Nga. Tuy nhiên, bất kể những tuyên bố công khai như vậy, rất khó tin rằng ông này cũng sẽ thể hiện sự hào hứng nhiệt tình như người tiền nhiệm (vốn có liên hệ cá nhân mật thiết với Nga).
Liệu ông Yoshihide Suga có kế thừa chính sách của người tiền nhiệm Shinzo Abe? |
Với nguyện vọng xây dựng quan hệ chính trị và kinh tế gần gũi với Nga, ông Abe là hiện tượng “hết sức bất thường” đối với chính giới Nhật Bản. Bởi xét cho cùng, phần lớn các chính trị gia Tokyo chưa bao giờ coi việc phát triển mối quan hệ như vậy với nước láng giềng phía bắc của Nhật Bản là một hướng ưu tiên.
Brown cho rằng, thái độ của ông Abe trong quan hệ với Nga không được ưa chuộng ở Nhật Bản. Thực tế là dân Nhật xem ông Abe như là một nhà lãnh đạo có nhiều nhượng bộ lớn với Nga, ví dụ như đồng ý đàm phán trên cơ sở Tuyên bố chung năm 1956, ngụ ý chỉ chuyển giao cho Nhật Bản hai đảo nhỏ trong số bốn hòn đảo. Ở Nhật Bản, người ta coi bước đi như vậy là biểu hiện của sự yếu kém, khi chẳng được hồi đáp gì đáng giá từ phía Nga.
Thêm vào đó, ông Brown nhận xét, các phương tiện truyền thông Nhật Bản bắt đầu ráo riết thu hút sự chú ý của công chúng vào những sửa đổi của Hiến pháp Nga, nhất là quy định cấm tiến hành bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc chuyển nhượng phần lãnh thổ Nga.
Vị chuyên gia Anh cho rằng, sau khi quan sát thực tế là sự nhiệt tình thân thiện của ông Abe trong quan hệ với Nga không đem lại sự tương hỗ tốt đẹp nào theo ý muốn của dân chúng Nhật Bản, chắc hẳn ông Suga sẽ không mắc sai lầm tương tự.
Dù vậy, cũng không ít khả năng là về mặt chính thức thì ông Suga sẽ theo đường lối của ông Abe, hướng tới phát triển quan hệ gần gũi hơn với Nga.
Tuy nhiên, trên thực tế, Nga sẽ bắt đầu mất đi vị thế ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, mà biểu hiện rõ nét nhất là số chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Nga sẽ giảm và Tokyo sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào Nga nữa.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Người phát ngôn Điện Kremlin hôm 11/5 khẳng định tổng thống Nga không có kế hoạch ban bố tình trạng thiết quân luật giữa lúc Moscow tiến hành “chiến dịch quân sự" ở Ukraine.
11/05/2022
Bà Olga Makeeva - người nắm vị trí tương đương hàm Đại sứ của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tại Nga cho biết nước cộng hòa tự xưng này sẽ mở đại sứ quán ở Moscow vào tháng tới.
11/05/2022
Năm thống đốc vùng của Nga đã đồng loạt tuyên bố từ chức trong ngày hôm qua (10/5). Nhiệm kỳ của các quan chức này sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
11/05/2022
Ngày 6-5, Ủy ban châu Âu (EC) công bố điều chỉnh đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga, cho phép Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thêm thời gian để thích ứng.
06/05/2022
Nhà chức trách Israel cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời xin lỗi vì phát biểu của Ngoại trưởng Sergey Lavrov liên quan đến Adolf Hitler và người Do Thái.
05/05/2022
Bộ Ngoại giao Nga thông báo cấm nhập cảnh hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.
04/05/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp mới trừng phạt Nga tại Nghị viện châu Âu hôm nay (4/5). Những biện pháp này cần được 27 quốc gia thành viên của khối nhất trí thông qua.
04/05/2022
Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 3-5, các cá nhân và quốc gia 'không thân thiện' nằm trong danh sách sẽ bị cấm thực hiện giao dịch với người Nga, mua các sản phẩm thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác.
03/05/2022
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022