Vietnews.ru
Tham khảo

Vì sao Hungary “quay lưng” với lệnh cấm vận dầu Nga của EU?

11/05/2022 (Đọc 7 phút)


Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine bằng cách đề xuất cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu của Moscow, Hungary đã trở thành một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự đồng thuận cần thiết của 27 quốc thành viên của khối.

Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất loại bỏ dần nhập khẩu dầu thô của Nga trong vòng 6 tháng và các sản phẩm tinh luyện từ Nga vào cuối năm 2022 để châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Moscow.

Một nhà máy ở mỏ dầu Yarakta thuộc vùng Irkutsk, Nga. Ảnh: Reuters
Một nhà máy ở mỏ dầu Yarakta thuộc vùng Irkutsk, Nga. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Hungary – một trong những nước EU thân thiện nhất với Nga, khẳng định sẽ không ủng hộ bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhằm vào năng lượng của Nga.

Hungary phụ thuộc rất nhiều vào dầu và khí đốt của Nga. Hungary cho rằng việc tẩy chay dầu Nga của EU sẽ là một “quả bom nguyên tử” đối với nền kinh tế của nước này.

“Chúng tôi đã bỏ phiếu thuận cho tất cả gói trừng phạt cho đến nay, nhưng gói mới nhất này sẽ phá hủy an ninh năng lượng của Hungary”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói.

Chủ tịch EC hôm 9/5 đã tới thủ đô của Hungary, đàm phán với Thủ tướng Viktor Orban để thuyết phục nước này ủng hộ đề xuất, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả.

Hungary chưa thể từ bỏ dầu Nga

Chính phủ Hungary tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ đề xuất trừng phạt nào của EU bao gồm nhằm vào năng lượng Nga, gọi đó là “lằn ranh đỏ” phản đối lợi ích của Hungary. Quốc gia Trung Âu này nhập 85% khí đốt tự nhiên và hơn 60% dầu từ Nga.

Thủ tướng Orban đã miễn cưỡng ủng hộ các lệnh trừng phạt trước đây của EU nhằm vào Nga, bao gồm cả lệnh cấm vận đối với than đá của Moscow. Tuy nhiên, ông Orban cho rằng những động thái như vậy gây tổn hại cho EU nhiều hơn so với Nga.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2010, Thủ tướng Orban đã nhấn mạnh sự phụ thuộc của Hungary vào năng lượng Nga và nói rằng vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này khiến cho việc ngừng nhận dầu của Nga là điều không thể.

“Chúng tôi nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với than của Nga là chấp nhận được vì chúng không ảnh hưởng tới Hungary, nhưng hiện tại chúng tôi thực sự đã đạt đến lằn ranh đỏ, một lằn ranh kép, bởi lệnh cấm vận dầu Nga sẽ hủy hoại chúng tôi”, ông Orban nói.

Hungary, một quốc gia không giáp biển, không có cảng biển để nhận các chuyến hàng dầu trên toàn cầu và phải dựa vào đường ống.

Thủ tướng Orban cho biết, việc chuyển đổi các nhà máy lọc dầu và đường ống của Hungary sang xử lý dầu từ các nguồn không phải của Nga sẽ mất 5 năm và đòi hỏi một khoản đầu tư lớn. “Điều này sẽ tiếp tục đẩy giá năng lượng lên cao, dẫn đến nhiều nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động và xảy ra tình trạng thất nghiệp”, ông Orban nói.

Hungary và EU có thể thỏa hiệp?

Ngoài Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc cũng là những nước phụ thuộc nhiều vào dầu của Nga. EC cho biết họ sẵn sàng giúp đỡ các quốc gia sử dụng nhiều dầu mỏ Nga.

“Chúng tôi thừa nhận rằng Hungary và các quốc gia không giáp biển và phụ thuộc đáng kể vào năng lượng Nga đang ở trong một tình huống yêu cầu chúng tôi phải tìm ra các giải pháp cụ thể”, người phát ngôn EU Eric Mamer cho biết hôm 10/5.

Theo ông Mamer, Hungary có những lo ngại chính đáng về nguồn cung dầu và việc loại bỏ dầu của Nga có thể bao gồm “các mốc thời gian tương ứng với các tình huống khác nhau của từng quốc gia”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 10/5 đã thảo luận với Thủ tướng Orban về “sự đảm bảo” cần thiết đối với một số quốc gia thành viên EU, như Hungary, về việc “đang ở trong một tình huống cụ thể liên quan đến nguồn cung từ Nga”.

Để tiến tới duy trì một mặt trận thống nhất trong việc trừng phạt Nga, EU dự kiến ​​sẽ cho một số quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga như Hungary và Slovakia thêm thời gian đến cuối năm 2024 để tuân thủ đề xuất cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga.

Bên cạnh đó, các quan chức EU đang xem xét đề nghị bồi thường tài chính cho Hungary trong nỗ lực thuyết phục Thủ tướng Orban ký thông qua các biện pháp trừng phạt do khối này đề xuất đối với dầu mỏ Nga.

Politico dẫn nguồn từ ba quan chức EU cho biết số tiền này có thể được chuyển đến Budapest như một phần trong chiến lược năng lượng mới của khối, dự kiến​​ được công bố vào tuần tới nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Không chỉ Hungary mà một số quốc gia khác cũng đang lo ngại, tìm kiếm những giải pháp miễn trừ cấm vận dầu mỏ Nga để đảm bảo an ninh năng lượng.

Phó Thủ tướng Bulgaria Assen Vassilev cho biết nước này sẽ xin miễn trừ lệnh cấm vận dầu mỏ do EU đề xuất, nếu yêu cầu này được cho phép.

Slovakia và Cộng hòa Séc cũng đang tìm kiếm quyền miễn trừ tương tự. “Nếu nói đến lệnh cấm vận dầu mỏ Nga theo một phần của gói trừng phạt nhằm vào Moscow, Slovakia sẽ yêu cầu được miễn trừ”, Bộ Kinh tế Slovakia cho hay.

Cơ quan này cho biết Slovakia không thể tinh luyện các loại dầu khác ngay lập tức và việc chuyển đổi công nghệ rất khó khăn, cả về tài chính và thời gian. Slovakia cần có giai đoạn chuyển giao kéo dài 3 năm để có thể ngừng hoàn toàn nhập khẩu dầu Nga./.

Theo: VOV https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/vi-sao-hungary-quay-lung-voi-lenh-cam-van-dau-nga-cua-eu-post943088.vov


Tags: Hungary, lệnh cấm vận, dầu Nga,
#Nga-Ukraine #biện pháp trừng phạt


TIN LIÊN QUAN

Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Tham khảo,

11/05/2022

77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…

Tham khảo,

10/05/2022

Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.

Tham khảo,

10/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022