Vietnews.ru
Chính trị

Washington đưa Crimea vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn Mỹ-Nga?

10/05/2020 (Đọc 9 phút)


Trong những cách Washington làm phức tạp hóa vấn đề quy chế cuối cùng cho Crimea thì yêu cầu Nga trả lại bán đảo này cho Ukraine là tối ưu nhất…

Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Nga trả lại Crimea cho Ukraine

Reuters đưa tin, ngày 8/5, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine, thể hiện quan điểm Washington về một số vấn đề quan trọng liên quan tới Ukraine và quan hệ Nga-Ukraine.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cuộc điện đàm, ông Pompeo đã lên án những hành động mà Washington cho là rất hung hăng của Moscow, đồng thời cũng khẳng định với Kiev việc tiếp tục có những biện pháp cứng rắn với Nga.

Đặc biệt, trong số những biện pháp cứng rắn củac Washington, có việc gây sức ép, bao gồm cả siết chặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt Moscow, buộc Nga phải trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine.

Động thái của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ khiến dư luận rất ngạc nhiên, bởi nó cho thấy sự bất nhất của ông Pompeo đối với vấn đề Crimea, Vì vậy, đã có nhận định rằng dường như vị cựu Giám đốc CIA này đang sửa lỗi.

Washington dua Crimea vao vong xoay ngoai giao nuoc lon My-Nga?
Mike Pompeo đã tính toán rất kỹ khi làm rối tung rối mù vấn đề Crimea

Hẳn dư luận còn nhớ, trong chuyến thăm Ukaine hồi tháng 1, Ngoại trưởng Pompeo được cho là đã bất ngờ tuyên bố Ukraine thực sự mất Crimea vĩnh viễn, nên khuyên Kiev hãy chấp nhận thực tế này.

Theo đó, lời tuyên bố là câu trả lời của Ngoại trưởng Mỹ với nhà hoạt động chính trị Crimean-Tatar Emin Dzhaparova khi thúc giục Mỹ cố giữ vấn đề Crimea trong chính sách đối ngoại của mình và đề nghị giúp tổ chức hội nghị về Crimea ở Washington.

“Crimea đã mất. Các bên trên thế giới đều hiểu thực tế này. Ukraine đã trao Crimea đi, chứ Nga không phải là nước có thể lấy đi bất cứ cái gì của ai đó”, câu trả lời của ông Mike Pompeo.

Lời tuyên bố sốc của Ngoại trưởng Pompeo về vấn đề Crimea bị nghi ngờ chỉ là sản phẩm của truyền thông lề trái và mạng xã hội không kiểm soát, nhưng từ phân tích về những khả năng và hiệu ứng, thì cho thấy lời tuyên bố đó là sự thật.

Không những vậy, lời của phát biểu Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky tại Hội nghị An ninh Munich, hôm 15/2, rằng Ukraine muốn tổ chức bầu cử địa phương, mà sẽ gồm cả bán đảo Crimea, đã cho thấy tác hiệu từ lời tuyên bố số sốc của Pompeo.

Bởi đó có thể được xem là đáp trả trong phản ứng chính thức của chính quyến Kiev với lời khuyên gây sốc của Ngoại trưởng Mike Pompeo. Phải chăng vì vậy mà cựu Giám đốc CIA đã phải sửa lỗi?.

Washington chính thức đưa Crimea vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn Mỹ - Nga

Giới phân tích cho rằng tuyên bố sốc của Ngoại trưởng Pompeo về việc Ukraine mất Crimea vĩnh viễn không phải là lời nói vội và yêu cầu Nga trả lại Crimea cho Ukraine không phải muốn sửa lỗi, mà Washington đã tính toán rất kỹ cho các phát ngôn này.

1. Không phải ngẫu nhiên người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ lại đưa ra lời tuyên bố gây sốc với Kiev trong ngày cuối cùng trong chuyến thăm của ông tới Ukraine, khi mà những cuộc gặp chính thức, tuyên bố chính thức đã hoàn tất.

Bởi dù có sốc thì Kiev cũng không thể phản ứng và nếu có Kiev phản ứng thì cũng không thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyến viếng thăm đặc biệt của Ngoại trưởng Mỹ tới Ukraine lần này.

Washington dua Crimea vao vong xoay ngoai giao nuoc lon My-Nga?
Cựu điệp viên KGB Putin đã giúp cựu Giám đốc CIA có chuyến đi phá băng thành công

Cũng không phải ngẫu nhiên người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ lại đưa ra tuyên bố bất lợi với Kiev nhưng lại có lợi cho Moscow ngay trước chuyến thăm "phá băng" tới Belarus và chuyến công du "khuấy động" vùng Trung Á.

Và trong trường hợp này, hiệu ứng của lời tuyên bố sốc chắc chắn có ảnh hưởng tới chuyến thăm "phá băng" và chuyến công du khuấy động của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, mà có thể nhận diện điều đó qua phản ứng của Moscow.

Đứng tại Minsk, cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo khẳng định rằng Mỹ hoàn toàn có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu dầu của Belarus, nếu nước này chấp nhận một lựa chọn như vậy nhằm thoát khỏi cuộc "khủng hoảng dầu" với Nga.

Rõ ràng, Washington đã tập trung vào cuộc "khủng hoảng dầu" giữa Nga và Belarus, mà được xem là nguồn cơn làm gia tăng sự lệch pha giữa Minsk với Moscow. Trong bối cảnh hiện nay, việc Minsk “chịu đèn” Washington hoàn toàn có thể xảy ra.

Vậy nhưng phản ứng của Nga trước sự kiện này, thông qua lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov, khiến cả dư luận lẫn công luận rất ngạc nhiên, chẳng khác nào Moscow và Washington đã có sự đồng thuận.

"Chúng tôi không thể và cũng không muốn bình luận về mối quan hệ giữa đối tác của chúng tôi với nước khác. Đây hoàn toàn thuộc về vấn đề chủ quyền của họ", ông Peskov tuyên bố, theo TASS.

Đến nay kiểu "ngoại giao dầu hỏa" đã giúp chuyến thăm phá băng của Ngoại trưởng Pompeo đạt được thành công mỹ mãn, khi Mỹ đã chính thức cử Đại sứ tại Belarus sau hơn 1 thập kỷ bỏ trống.

Washington dua Crimea vao vong xoay ngoai giao nuoc lon My-Nga?
Và khuấy động vùng Trung Á

Còn trong chuyến công du "khuấy động" đến vùng Trung Á, cũng cho thấy cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo không bị cựu điệp viên KGB Vladimir Putin "làm khó dễ", dù việc khuấy động chắc chắn gây bất lợi cho Nga.

Vì vậy, ông Pompeo được cho là rất tự tin về kết quả trong cuộc gặp với người đồng cấp của 5 quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan ở thủ đô Tashkent của Uzbekistan.

Nhờ sự kiện này mà phần "công du Trung Á" của ông Pompeo được cho là gặt hái được kết quả cao hơn phần "công du châu Âu", cho dù đây là "miền đất lạ" với cựu Giám đốc CIA này, theo AP.

Để Washington có được thành quả này, chắc chắc không thể phủ nhận có sự "giúp sức" của Moscow, mà để được Moscow "giúp sức" thì không thể phủ nhận tác động từ lời tuyên bố sốc của Mike Pompeo tại Kiev về vấn đề Crimea.

Có thể thấy, dù không công nhận việc Nga tái sát nhập Crimea, nhưng việc Ngoại trưởng Mike Pompeo khuyên Kiev cần chấp nhận thực tế đã mất vĩnh viễn bán đảo chiến lược này, được xem là món quà rất lớn mà Washington gửi tặng Moscow.

2. Cũng không phải ngẫu nhiên Ngoại trưởng Pompeo kêu gọi Nga trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine chỉ 1 ngày trước khi Tổng thống Putin và Tổng thống Trump có điện đàm, khẳng định Nga-Mỹ luôn đi đầu trong đối phó với thách thức toàn cầu.

Khi Ngoại trưởng Mike Pompeo khuyên Kiev cần chấp nhận thực tế là Ukraine đã mất vĩnh viễn bán đảo Crimea, không khó nhận diện sự kiện đó sẽ tạo ra 2 hiệu ứng liên quan đến bán đảo chiến lược này.

Thứ nhất, lời tuyên bố gây sốc của Mike Pompeo có thể được xem là dấu mốc phôi thai cho việc Mỹ và phương Tây sẽ khép lại vấn đề Crimea trong tương lai theo cách có lợi cho Nga.

Thứ hai, lời tuyên bố gây sốc của Mike Pompeo có thể được nhận diện là sự "đánh tiếng" của Washington với Moscow về việc biến vấn đề Crimea thành công cụ lợi ích đổi trao trong ngoại giao nước lớn Nga-Mỹ.

Cả hai hiệu ứng này đều có thể chấp nhận được với Moscow, vì nó tạo ra cơ hội cho Mỹ-phương Tây công nhận quy chế cuối cùng của Crimea. Ngược lại, Washington và đồng minh vẫn được hưởng lợi từ ý nghĩa địa chính trị của bán đảo chiến lược này.

Washington dua Crimea vao vong xoay ngoai giao nuoc lon My-Nga?
Ý nghĩa địa chính trị của Crimea trở thành công cụ lợi ích đổi trao trong ngoại giao nước lớn Mỹ-Nga

Trong bối cảnh Crimea đã được tái sát nhập vào lãnh thổ nước Nga và Mỹ-phương Tây vẫn trừng phạt Nga vì Crimea, nên việc vấn đề quy chế cuối cùng cho bán đảo chiến lược này dù quan trọng nhưng không quá cấp thiết với Moscow.

Vì vậy, để tối đa hóa lợi ích từ ý nghĩa địa chính trị của Crimea khi bán đảo đã thuộc về Nga, thì điều quan trọng nhất với Washington rõ ràng là phải làm sao để Moscow  chú tâm đến quy chế cuối cùng cho Crimea hay tối hóa thiệt hại từ vấn đề này.

Mà để làm được điều đó thì phức tạp hóa, nghiêm trọng hóa vấn đề là dễ dàng thực hiện và tối ưu nhất. Trong số những cách làm phức tạp hóa vấn đề quy chế cuối cùng cho Crimea thì rõ ràng yêu cầu Nga trả lại bán đảo này cho Ukraine là tối ưu nhất.

Khi Washington và Moscow cùng xác định vị thế đứng đầu của cả Nga và Mỹ trong việc đối phó những thách thức mang tính toàn cầu, nghĩa là khởi phát cho xu thế và xác lập cơ chế hợp tác, thì nêu vấn đề Crimea là rất "đúng lúc, đúng chỗ".

Như vậy, việc Ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu Nga trả lại Crimea cho Ukraine  rõ ràng không phải là vì Kiev, mà thực ra là vì lợi ích Mỹ có thể khai thác được từ ý nghĩa địa chính trị của bán đảo chiến lược này.

Do đó, có thể nhận định lời yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ về việc Nga phải trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine đã chính thức biến ý nghĩa địa chính trị của bán đảo Crimea thành công cụ lợi ích đổi trao của ngoại giao nước lớn Mỹ-Nga.  

Theo Baodatviet.vn


Tags: Nga-Mỹ, Crimea,ngoại giao,
#Nga-Mỹ #Crimea #ngoại giao


TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chính trị,

26/04/2022

Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.

Chính trị,

24/04/2022

Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.

Chính trị,

21/04/2022

Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.

Chính trị,

17/04/2022

Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.

Chính trị,

17/04/2022

Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.

Chính trị,

14/04/2022

Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.

Chính trị,

13/04/2022

Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.

Chính trị,

09/04/2022

Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.

Chính trị,

09/04/2022

Kể từ khi xung đột vũ trang Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24-2, EU đã đưa vào danh sách đen khoảng 700 cá nhân liên quan đến Điện Kremlin hoặc bị cáo buộc hỗ trợ "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Moscow.

Chính trị,

09/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022