Milton Holding: Tham vọng Thác Bản Giốc của “soái” Trần Đăng Chung
Thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng) - một địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng còn khá sơ khai - phần nào là điểm đến phù hợp với những doanh nghệp có nguồn lực và muốn bắt đầu xây dựng thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng như Milton Holding của “soái” Trần Đăng Chung.
Dòng vốn của Milton Holding tại thác Bản Giốc
Ngày 13/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 485/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc (Khu TTDLTBG).
Công ty cổ phần Milton (Milton Holding) là nhà đầu tư được UBND tỉnh Cao Bằng lựa chọn giao xây dựng đề án đầu tư xây dựng Khu TTDLTBG, bao gồm 4 khu vực: Khu vực cảnh quan thác Bản Giốc; khu vực cảnh quan dọc theo sông Quây Sơn; khu vực cảnh quan sinh thái lâm nghiệp đồi núi; khu vực cảnh quan sinh thái nông nghiệp.
Đề án có mục tiêu nhằm đầu tư xây dựng KTTDLTBG trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng và của quốc gia, có quy mô 156 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.200 - 2.700 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, dự án được chia làm 3 giai đoạn đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 1 (2017 - 2018) có tổng mức đầu tư khoảng 70 - 100 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở du lịch, dịch vụ thiết yếu. Giai đoạn 2 (2019 - 2023) có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 700 - 1.000 tỷ đồng để đầu tư mới và nâng cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ. Giai đoạn 3 (2024 - 2030), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.000 - 1.500 tỷ đồng với mục tiêu hoàn thiện KTTDLTBG.
Liên quan tới dự án này, tại buổi làm việc ngày 16/8/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cũng nhất trí chủ trương cho Milton Holding khai thác động Ngườm Ngao thành chuỗi sản phẩm du lịch.
Cập nhật tới tháng 9/2019, đề án xây dựng Khu TTDLTBG của Milton Holding đã được phê duyệt và doanh nghiệp này đang thi công các hạng mục giai đoạn 1.
Để hiện thực hóa chủ trương đầu tư vào Khu TTDLTBG, theo tìm hiểu của VietTimes, Milton Holding đã thành lập một doanh nghiệp dự án, là CTCP Đầu tư Bản Giốc (Bản Giốc Corp).
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Bản Giốc Corp – có vốn điều lệ 100 tỷ đồng - được thành lập khoảng nửa năm sau quyết định số 485, bởi các cổ đông: Milton Holding cùng CTCP Công nghệ Tiến Phát (Tiến Phát) và ông Nguyễn Toàn Thắng.
Trong đó, Milton Holding tham gia góp 70 tỷ đồng, sở hữu 70% vốn điều lệ. Công ty Tiến Phát và ông Nguyễn Toàn Thắng lần lượt sở hữu 25% và 5% vốn điều lệ của Bản Giốc Corp. Ông Trần Đăng Tâm (SN 1963) - em trai "soái" Trần Đăng Chung, người đại diện phần vốn của Milton Holding, đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc của Bản Giốc Corp.
Vào đầu năm 2018, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt dự án xây dựng nhà hàng, khu vui chơi giải trí, thương mại… tại Khu du lịch thác Bản Giốc của Bản Giốc Corp, với tổng mức đầu tư khoảng 920 tỷ đồng.
Về các cổ đông pháp nhân của Bản Giốc Corp, theo tìm hiểu của VietTimes, Tiến Phát được thành lập vào tháng 7/2012, đăng ký địa chỉ trụ sở tại Quận 3, Tp. HCM.
Doanh nghiệp này là đối tác cung cấp dịch vụ thân quen với một số đơn vị thành viên của Mobifone và có mối quan hệ tín dụng khá chặt chẽ với TPBank. Cập nhật tới tháng 7/2017, quy mô vốn của Tiến Phát ở mức 10 tỷ đồng, do ông Nguyễn Đức Thành nắm giữ 55% vốn điều lệ.
Trong khi đó, Milton Holding nằm trong kế hoạch hồi hương của vị doanh nhân kín tiếng Trần Đăng Chung với mục tiêu hình thành hệ sinh thái thương mại và nghỉ dưỡng mang thương hiệu Milton.
Bên trong Milton Holding
Như VietTimes từng đề cập, ông Trần Đăng Chung (Chủ tịch Tập đoàn Milton Group) là một người có uy tín trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam làm ăn, sinh sống tại Liên bang Nga.
Tập đoàn Milton Group của vị doanh nhân sinh năm 1958 hoạt động trên nhiều lĩnh vực: từ sản xuất giày dép, quần áo, thương mại, đầu tư và cho thuê bất động sản, đến dịch vụ vận tải và giao nhận quốc tế.
Năm 2011, Milton Holding được sáng lập với lời giới thiệu nhằm kế thừa và mở rộng hoạt động của Milton Group tại Việt Nam, cùng tầm nhìn: “Phát triển kinh doanh đa lĩnh vực, có sự tương hỗ giữa các nghành nghề để tạo thành hệ sinh thái Thương Mại và Nghỉ dưỡng mang thương hiệu Milton”.
Bên cạnh một số dự án tại Thác Bản Giốc nêu trên, Milton Holding còn là chủ đầu tư dự án Làng Du lịch Sinh thái và Nghỉ dưỡng Châu Âu (Milton Europa Village) với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, quy mô 82 ha.
Năm 2018, Milton Holding đã hoàn tất việc mua lại căn biệt thự 3 tầng (diện tích đất 728,9 m2) mã số 14-L3c ở khu biệt thự Saroma tại dự án Khu nhà ở thấp tầng (Khu II) thuộc Khu dân cư phía Nam đường Mai Chí Thọ trong Khu đô thị Mới Thủ Thiêm (Tp. HCM). Căn biệt thự này có giá trị hơn 115,7 tỷ đồng. |
Cuộc hồi hương của “soái Đông Âu” Trần Đăng Chung không chỉ có sự giúp sức của những người thân trong gia đình, mà còn đến từ những đại gia địa ốc “gốc” Đông Âu đã trở về Việt Nam từ trước.
Tính tới ngày 25/11/2016, Milton Holding có quy mô vốn điều lệ 240 tỷ đồng. Trong đó, ông Trần Đăng Chung sở hữu 44,03% vốn điều lệ, là cổ đông lớn nhất của Milton Holding. Các cổ đông cá nhân họ Trần khác nắm giữ tới 41,97% vốn, bao gồm: ông Trần Đăng Tâm (6,88%), Trần Đăng Nam (15,14%), Trần Đăng Khanh (17,2%) và Trần Thị Hồng (2,75%).
Số cổ phần còn lại, tương đương 14% vốn điều lệ của Milton Holding, do CTCP Eurowindow Holding của anh em “soái” Nguyễn Cảnh Sơn – Nguyễn Cảnh Hồng nắm giữ. Eurowindow Holding là chủ đầu tư nhiều dự án nghỉ dưỡng đình đám như: Mövenpick Resort Cam Ranh, Radisson Blu Resort Cam Ranh, Wonder City Van Phong Bay.
Cập nhật tới tháng 5/2019, quy mô vốn của Milton Holding đã được nâng lên mức 480 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Trần Thị Hồng (SN 1955) còn là chủ sở hữu của Cty TNHH Thương mại Dịch vụ sản xuất may mặc Trần Thị Hồng - doanh nghiệp có quy mô vốn 500 triệu đồng, được thành lập vào tháng 6/2017.
Theo Viettimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.
17/04/2022
Booking Holdings Inc đã nộp khoản phạt 1,3 tỷ ruble (16,66 triệu USD) cho nước này do vi phạm luật chống độc quyền.
08/04/2022
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố hôm 7-4, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga trong tháng 3 giảm sâu, chỉ đạt 46,9 triệu USD, bằng 14% và 26% so với tháng 1 và 2.
07/04/2022
Thông báo của ông lớn dầu mỏ Shell cho thấy những tác động tài chính đối với các nhà khai thác dầu phương Tây sau khi rút khỏi Nga.
07/04/2022
Exxon Mobil Corp. dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD cho việc phát triển dầu Sakhalin-1 ở Nga khi công ty cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng sau cuộc tiến quân vào Ukraine.
06/04/2022
Nhà sản xuất tuabin điện gió Đan Mạch Vestas, giống như các công ty phương Tây khác trước đó, đã thông báo vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ rút khỏi Nga, nơi họ có hai nhà máy, do cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
06/04/2022
Công ty sản xuất chip của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moskva sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.
06/04/2022
Tập đoàn năng lượng ExxonMobil (Mỹ) đã ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở vùng Viễn Đông của Nga, trong thời gian nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
05/04/2022
Cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nga lao dốc sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đó là lúc David Amaryan mua vào.
04/04/2022
Cuộc xung đột Nga và Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao...
04/04/2022