Nga không yêu cầu các nước lập tức mua khí đốt bằng ruble
Điện Kremlin tuyên bố Nga chưa bắt buộc các bên phải mua khí đốt nước này bằng đồng ruble ngay từ ngày mai mà sẽ chuyển đổi dần dần.
"Như chúng tôi đã thảo luận từ trước, thanh toán và cung cấp là quá trình cần thời gian. Điều này không có nghĩa là các giao dịch phải thanh toán luôn bằng đồng ruble ngay trong ngày mai. Xét từ quan điểm liên quan công nghệ, đây là quá trình dài", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm nay, khi được hỏi liệu các bên có phải mua năng lượng Nga bằng đồng ruble bắt đầu từ ngày 31/3 hay không.
Tổng thống Vladimir Putin tuần trước yêu cầu các nước không thân thiện phải mua khí đốt Nga bằng đồng ruble. Danh sách "nước kém thân thiện" là quốc gia đã áp đặt cấm vận Nga, trong đó có Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine.
Chính phủ Nga, Ngân hàng Trung ương Nga và tập đoàn năng lượng Gazprom dự kiến trình ông Putin hệ thống cho phép thanh toán khí đốt bằng đồng ruble vào ngày 31/3.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, đại diện nước chủ tịch G7 năm nay, hôm 28/3 tuyên bố nhóm này từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng ruble, cho rằng hành động của Nga là "đơn phương và rõ ràng đã vi phạm các thỏa thuận sẵn có". Ông kêu gọi các công ty năng lượng không tuân theo yêu cầu của Tổng thống Putin.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin hôm nay nhấn mạnh EU sẽ phải thanh toán bằng đồng ruble nếu mua khí đốt Nga và có thể áp dụng phương thức thanh toán này cho các mặt hàng dầu, ngũ cốc, kim loại, phân bón, than và gỗ.
Khi được đề nghị bình luận về phát biểu của Volodin, người phát ngôn Điện Kremlin đánh giá đây là ý tưởng chắc chắn nên được xem xét thực hiện.
Các nhà phân tích coi yêu cầu mới của Nga là nỗ lực của Moskva nhằm gây áp lực lên châu Âu để trả đũa các biện pháp cấm vận. Với các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga, phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD, gần một nửa dự trữ quốc tế của Nga.
Khi mệnh lệnh của ông Putin được thực hiện, châu Âu sẽ phải mua lượng ruble trị giá hàng trăm triệu euro mỗi ngày. Với Nga, việc đó sẽ cung cấp cho họ dòng chảy ngoại tệ mạnh, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với đồng ruble.
Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.
Ủy ban châu Âu hôm 28/3 xác nhận EU đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027.
EU và Mỹ hôm 25/3 ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt của Washington cho châu Âu. Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng (LNG) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022
Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.
20/04/2022