Nga giữ kín tên các ngân hàng sử dụng hệ thống thanh toán thay thế SWIFT
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
Trước đó, danh sách các công ty tham gia đã được đăng tải trên trang web của Ngân hàng Trung ương Nga.
“Với tình hình hiện tại, chúng tôi quyết định không tiết lộ trên trang web danh sách các công ty được kết nối với hệ thống. Những người sử dụng hệ thống vẫn có thể nhìn thấy danh sách”, CBR cho biết trong một thông cáo báo chí.
Gần đây, một số ngân hàng Nga đã bị loại khỏi hệ SWIFT khiến họ không thể tiếp cận thị trường quốc tế. Lệnh cấm này là một phần trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, hầu hết các ngân hàng Nga, cũng như 52 tổ chức nước ngoài từ 12 quốc gia, đều có quyền tham gia vào hệ thống SPFS.
“Cho đến khi còn mối đe dọa bị loại bỏ khỏi SWIFT, các đối tác nước ngoài vẫn chần chừ trong việc tham gia, nhưng hiện tại chúng tôi hy vọng họ sẽ sẵn sàng hơn”, bà Nabiullina nói.
Ngân hàng Trung ương Nga thành lập hệ thống thanh toán SPFS từ năm 2014 với cơ chế hoạt động tương tự SWIFT.
Một báo cáo vào tháng 3 của công ty bảo hiểm tín dụng Pháp Coface cho biết, các ngân hàng từ Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Nhật Bản, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số những ngân hàng được liên kết với SPFS. Theo hãng thông tấn Nga Interfax, tính đến cuối tháng 2, đã có 331 tổ chức được kết nối với hệ thống thanh toán của Nga, bao gồm các ngân hàng từ Belarus, Armenia, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan và Cuba./.
Theo VOV
#ngân hàng #SWIFT #SPFS
TIN LIÊN QUAN
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022
Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.
20/04/2022