Vietnews.ru
Khoa học - Công nghệ

Mỹ lại cần Nga cùng khai thác Mặt Trăng

17/05/2020 (Đọc 5 phút)


Phía Mỹ bất ngờ khẳng định rất mong chờ phía Nga hợp tác khai thác Mặt Trăng sau khi định loại ROSCOSMOS khỏi Hiệp định Artemis.

Thông tấn TASS của Nga thông tin, Quyền Quản trị Văn phòng Quan hệ Quốc tế và Liên ngành của NASA Michael Gold mới đây đã thông tin cho báo chí về việc Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) quyết định sẽ không đưa Nga vào dự thảo thỏa thuận thăm dò Mặt Trăng - còn gọi là Hiệp định Artemis.

My lai can Nga cung khai thac Mat Trang
Mỹ đang muốn khai thác trên Mặt Trăng mà không muốn Nga cùng tham gia. Ảnh minh họa: Sputnik

Theo đó, ông Michael Gold khẳng định truyền thông Mỹ đã đưa tin sai lệch về ý định của NASA trong việc thực hiện thỏa thuận với các nước trên thế giới để thăm dò và khai thác trên Mặt Trăng nhưng không có sự tham gia của Nga.

"Tôi nghĩ thật không may là có nhiều rò rỉ cho truyền thông mô tả không đúng về Hiệp định Artemis là gì. Vì vậy tôi không ngạc nhiên nếu phía Nga phản ứng về Hiệp định Artemis. Thật lòng, nếu đứng ở vị trí của họ, tôi có thể sẽ phản ứng tương tự" - ông Michael Gold nhận định.

Vị quan chức NASA cũng cho rằng, phía Mỹ sẵn sàng và mong muốn Nga tham gia hợp tác với Mỹ cùng các quốc gia khác cho một cuộc thăm dò, chinh phục và khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng bởi Nga là quốc gia quan trọng trong lĩnh vực vũ trụ.

"Nga là nước ký kết Hiệp ước ngoài vũ trụ [1967]... Tôi rất hy vọng rằng bây giờ chúng tôi đề xuất hiệp định này và họ có thể dựa trên Hiệp ước ngoài vũ trụ để xét xem có tham gia hay không" - ông Michael Gold nhấn mạnh.

Theo lời ông, việc Nga tham gia vào dự án của Mỹ và tạo ra một quỹ đạo Mặt Trăng cùng với Mỹ có thể trở thành bước đầu tiên trong việc ký kết thỏa thuận Moscow-Washington trong khuôn khổ Hiệp định Artemis.

Tuyên bố được cho là nhằm trấn an Moscow sau khi có các thông tin trên truyền thông cho rằng Mỹ đang thúc đẩy khai thác trên Mặt Trăng, có kết hợp với nguồn lực của các quốc gia gồm Canada, Nhật Bản, Châu Âu và UAE nhưng tuyệt nhiên đã bỏ qua Nga.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khi đề cập đến thông tin này đã cho rằng, dự thảo của Nhà Trắng cần phải được xem xét thấu đáo, bao gồm đánh giá khía cạnh hợp pháp theo luật quốc tế. Tại Nga đã tiến hành các cuộc thảo luận về khả năng có nên hợp tác với Mỹ cho một kế hoạch khai thác như vậy hay không.

Cuối cùng thì phía NASA cũng đưa ra tuyên bố xoa dịu. Dẫu vậy, người Nga sẽ còn phải suy nghĩ xem, liệu có nên phản đối về động thái "kết bè cánh" của Washington để "chiếm đoạt" Mặt Trăng hay không.

Theo Hiệp định Artemis, NASA muốn đưa người quay lại Mặt Trăng vào năm 2024 và bắt đầu thám hiểm từ năm 2028, trong khi cơ quan không gian Nga thúc đẩy kế hoạch xây căn cứ dài hạn ở đây trong 2 thập niên tới.

Dự thảo Hiệp định Artemis, được đặt tên theo chương trình thám hiểm Mặt Trăng sắp tới của NASA, đề xuất thiết lập “vùng an toàn” xung quanh các căn cứ tương lai trên Mặt Trăng nhằm ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại hoặc can thiệp từ các quốc gia đối thủ hoặc những công ty hoạt động ở phụ cận. Thông qua văn bản này, Mỹ cũng muốn xây dựng khung hành động, cho phép các công ty có quyền sở hữu khối lượng tài nguyên mà họ khai thác ở Mặt Trăng.

Hiệp định Artemis được xem là nỗ lực mới nhất của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Donald Trump trong việc quy tụ đồng minh để đưa người quay lại Mặt Trăng, và tiến tới xây dựng các trạm không gian trên thiên thể này trong thập niên kế tiếp.

Cũng theo Reuters, giới chức Mỹ vài tuần nữa sẽ lên kế hoạch chính thức bước vào giai đoạn thương thuyết các điều khoản của hiệp định với những đối tác tiềm năng như Canada, Nhật Bản và các nước châu Âu, cũng như UAE. Đây là những đối tác được Washington đưa vào nhóm có “mối quan tâm chung” trong việc khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng.

Trong khi đó, Nga, đối tác chính của NASA trong dự án vận hành Trạm không gian quốc tế (ISS), không được xem là đối tác tiềm năng ban đầu khi xây dựng những hiệp định không gian dạng này.

Lầu Năm Góc đã lo ngại về những chuyển động “bất thường” của các vệ tinh Nga xung quanh những vệ tinh tình báo của Mỹ trên quỹ đạo Trái Đất, cũng như việc nước này thử vũ khí diệt vệ tinh.

Theo Baodatviet


Tags: Nga-Mỹ,Mặt Trăng, vũ trụ,khai thác,
#Nga-Mỹ #vũ trụ #Mặt Trăng #khai thác


TIN LIÊN QUAN

Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.

Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.

Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.

Danh sách được đề xuất có 15 phần, bao gồm các ứng dụng tin nhắn, trình duyệt web, phần mềm chống vi-rút, siêu thị online và dịch vụ taxi.

Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang gặp khó vì sự thiếu hụt nguồn cung Palladium - thứ kim loại quý hơn vàng từ Nga.

Với chính sách tách riêng Internet từ giữa những năm 2010 cùng động lực từ xung đột Nga - Ukraine, Nga đang tiến gần hơn đến một mạng Internet nội địa của riêng mình

Nga khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như một công cụ thay thế cho Instagram, YouTube hay Google Play.

Không màu mè tươi sáng như Instagram, màu sắc đen trắng chủ đạo của ứng dụng mang lại cho người dùng một cảm giác trầm buồn.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022