Ai Cập cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga
RDIF là cơ quan chịu trách nhiệm quảng bá vaccine Sputnik V ra nước ngoài. Theo RDIF, Cơ quan dược phẩm Ai Cập đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V. Trước đó, Tunisia và Algeria cũng đã phê duyệt vaccine này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed cho biết vaccine ngừa COVID-19 sẽ có giá 200 bảng Ai Cập (12,8 USD), vpowis phác đồ tiêm 2 liều trong vòng 21 ngày.
Phát biểu trên kênh ON, Bộ trưởng Zayed nêu rõ những gia đình và cá nhân có hoàn cảnh kinh tế kém sẽ được tiêm miễn phí.
Kể từ ngày 28/2, Ai Cập sẽ mở trang web để người dân đăng ký tiêm phòng, với những người mắc bệnh mãn tính và người trên 40 tuổi sẽ nằm trong nhóm ưu tiên và được tiêm phòng mũi đầu tiên trong tuần đầu của tháng 3.
Trước đó, Ai Cập đã đặt mua được vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) và AstraZeneca (Anh-Thụy Điển). Các lô vaccine đầu tiên đã đến Ai Cập vào ngày 23/2 vừa qua.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Bồ Đào Nha Augusto Santos Silva cho biết Bồ Đào Nha sẽ chuyển 5% lượng vaccine của nước này cho một số nước châu Phi nói tiếng Bồ Đào Nha và Timor Leste trong nửa sau của năm 2021.
Với dân số chỉ hơn 10 triệu người, nhưng Bồ Đào Nha sẽ nhận được 35 triệu liều vaccine trong năm nay theo cơ chế mua chung của Liên minh châu Âu (EU), với chủ yếu là các loại vaccine tiêm 2 mũi.
Điều này giúp Bồ Đào Nha có dư vài triệu liều vaccine và con số 5% sẽ tương đương với 1,75 triệu liều.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Santos Silva nêu rõ những nước sẽ được Bồ Đào Nha hỗ trợ vaccine bao gồm Angola, Mozambique, Cape Verde, Guinea Bissau, Guinea Xích đạo, Sao Tome - Principe và Timor Leste. Nhân viên y tế tại các nước này sẽ được đào tạo công tác tiêm phòng.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa nhấn mạnh việc hỗ trợ công tác tiêm phòng trên toàn cầu đóng vai trò quan trọng việc xóa bỏ dịch COVID-19. Theo ông, không đất nước nào an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn.
Các nước châu Phi đang gặp khó khăn trong việc đặt mua vaccine ngừa COVID-19 cho 1,3 tỷ người trong khu vực. Hiện chỉ có một số nước trong châu lục đã bắt đầu tiêm phòng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận chương trình COVAX đã phân phối lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tới Ghana.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đóng góp thêm 500 triệu euro (606 triệu USD) cho chương trình COVAX - cơ chế được thiết lập nhằm phân phối vaccine công bằng trên toàn cầu.
Tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu và Mỹ nhanh chóng gửi đủ liều vaccine đến châu Phi để tiêm phòng cho các nhân viên y tế.
Theo Bnews.vn
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022