Căng thẳng Nga – Ukraine đẩy giá thép tăng cao kỷ lục, lên mốc cao nhất mọi thời đại
Ngay khi các cuộc đàm phán về việc cấm nhập khẩu thép của Nga diễn ra, giá thép đã bắt đầu tăng mạnh.
Theo dữ liệu từ Kallanish Commodities Ltd, giá thép cuộn cán nóng tại Bắc Âu đã tăng 10% vào thứ Sáu tuần trước (18/3) lên mốc cao nhất mọi thời đại 1.435 EURO/tấn (tương đương 1.583 USD/tấn).
Giá thép thanh cũng chạm mốc kỷ lục gần 1.200 EURO/tấn. So với thời điểm trước đại dịch Covid-19, giá của hai loại thép này tăng tới 150 - 250%.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine được cho là thủ phạm của đà tăng nóng này. Liên minh Châu Âu đã áp lệnh trừng phạt đối với thép của Nga và nhắm vào hầu hết ông lớn sở hữu khối tài sản khổng lồ trong lĩnh vực này của Nga.

Ngay khi các cuộc đàm phán về việc cấm nhập khẩu thép của Nga diễn ra, giá thép đã bắt đầu tăng mạnh.
Nga là nhà xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi Ukraine đứng thứ tám.
Xung đột địa chính trị khiến giá khí đốt tăng cao, giá điện của châu Âu cũng đã tăng lên, đạt đỉnh vào đầu tháng này trên 500 EURO/megawatt giờ, gấp khoảng 10 lần so với trước cuộc khủng hoảng. Giá tăng vọt đã buộc nhiều nhà máy sản xuất thép nhỏ từ Tây Ban Nha đến Đức phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng, chỉ hoạt động hết công suất vào ban đêm khi giá điện rẻ hơn.
Các nhà điều hành thép lo ngại rằng giá có thể tăng thêm 40% nữa lên khoảng 2.000 EURO/ tấn, trước khi nhu cầu chậm lại.
Tại Việt Nam, tính từ đầu đến giữa tháng 3, đã có 4 đợt tăng giá diễn ra và từ đầu năm đến 16/3 đã có 7 đợt tăng giá.
Giá thép xây dựng của nhiều thương hiệu đã phá đỉnh năm 2021 và thiết lập kỷ lục mới. Trước đó, năm 2021 có thời điểm giá thép xây dựng của Hòa Phát đạt khoảng 18 triệu đồng/tấn. Ngoài động lực từ xuất khẩu như năm 2021, giá thép xây dựng cũng đang được hỗ trợ bởi đầu tư công và giá nguyên liệu.
Theo Dan Viet
#Nga-Ukraine #xuất khẩu thép
TIN LIÊN QUAN
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022
Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.
20/04/2022