Đức tuyên bố sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga
Bất chấp việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp năng lượng quan trọng của Đức trong thời gian tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu trước Quốc hội liên bang ngày 23/3, Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định trong ngắn hạn, nước Đức không thể loại bỏ nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Theo ông Scholz, các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine gây ảnh hưởng nặng nề đến người dân Đức, không chỉ vì giá nhiên liệu tăng cao. Ông khẳng định Chính phủ Đức hành động theo nguyên tắc các lệnh trừng phạt không được gây tổn hại cho các quốc gia châu Âu nhiều hơn so với Nga.
Theo người đứng đầu Chính phủ Đức, nếu loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga, "hàng trăm nghìn việc làm sẽ gặp rủi ro, toàn bộ các ngành công nghiệp sẽ đứng trước bờ vực", và điều đó sẽ đẩy Đức và toàn bộ châu Âu rơi vào một cuộc suy thoái.
Về đề xuất giảm giá xăng dầu, Thủ tướng Scholz cho biết ông không ủng hộ đề xuất này. Ông khẳng định sẽ không có sự đảo lộn các cơ chế thị trường hoặc trợ cấp dài hạn, đặc biệt là đối với nhiên liệu hóa thạch. Theo người đứng đầu chính phủ Đức, điều này sẽ không bền vững về mặt tài chính và sai về mặt sinh thái. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định nhà nước sẽ tăng gói cứu trợ cho người dân do giá năng lượng cao. Bên cạnh đó, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh mục tiêu tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Liên quan đến việc Nga cung cấp nhiên liệu cho các nước châu Âu, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 23/3 tuyên bố chính phủ nước này không ủng hộ bất kỳ các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga bởi điều này sẽ đe dọa đến an ninh năng lượng của Hungary. Ngoại trưởng Szijjarto tái khẳng định lập trường của Hungary trong bài phát biểu tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Ông Szijjarto nhấn mạnh dầu mỏ và khí đốt của Nga đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung năng lượng của Hungary cũng như toàn bộ khu vực châu Âu.
Vũ Tùng - Nguyễn Hằng (TTXVN)
#Nga-Ukraine #xuất nhập khẩu #dầu khí Nga #Nga-Đức
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022