EU cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga
Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga và cấm xuất khẩu hàng xa xỉ tới Matxcơva. Anh cũng công bố trừng phạt 386 thành viên của Duma quốc gia (Hạ viện Nga).
"Ngày mai (12-3), chúng tôi sẽ áp đặt gói biện pháp trừng phạt thứ tư đối với Nga nhằm cô lập Nga hơn nữa, và tiêu hao các nguồn lực nước này dùng để tài trợ cho cuộc giao tranh tại Ukraine", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói ngày 11-3.
Theo Hãng tin Reuters, phối hợp với Mỹ và các đồng minh G7 khác, các biện pháp trừng phạt mới nằm trong gói trừng phạt thứ tư của EU đối với Nga, liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Cùng với Mỹ và các thành viên G7 khác, EU sẽ thực hiện các bước để thu hồi quy chế tối huệ quốc với Nga. Mỗi quốc gia phải thực hiện việc thay đổi trạng thái thương mại của Nga dựa trên các quy trình quốc gia của riêng mình.
Việc tước bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga mở đường cho Mỹ và các đồng minh áp đặt thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa của Nga, điều này sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đang rơi vào "suy thoái sâu" do các lệnh trừng phạt.
Ngoài ra, bà Leyen cho biết EU đang làm việc để đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong các tổ chức đa phương hàng đầu, bao gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Theo Reuters, tuần tới, các đồng minh G7 cũng sẽ hợp tác trừng phạt các đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đồng thời, G7 cũng sẽ cố gắng để đảm bảo Nga và giới tinh hoa nước này không thể sử dụng tiền điện tử để lách các lệnh trừng phạt.
Ngoài cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga, EU còn cấm xuất khẩu hàng xa xỉ tới nước này. Đây được coi là một biện pháp nhắm tới giới tinh hoa Nga.
Khối này cũng sẽ cấm các khoản đầu tư mới của EU vào lĩnh vực năng lượng của Nga.
Theo văn phòng thống kê Eurostat của EU, nhập khẩu hàng hóa của EU từ Nga đạt tổng cộng 145 tỉ euro (158,7 tỉ USD) trong năm 2019, trong đó 101 tỉ euro là cho dầu và khí đốt.
Ngày 11-3, Anh cũng tuyên bố trừng phạt 386 thành viên của Duma quốc gia (Hạ viện Nga), cho biết sẽ tìm cách cấm xuất khẩu hàng xa xỉ sang Nga để tăng sức ép ngoại giao lên ông Putin.
Anh cho biết các biện pháp trừng phạt mới nhắm đến những người đã bỏ phiếu công nhận độc lập cho hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lệnh cấm vận đối với hải sản, rượu và kim cương của Nga.
Theo Reuters, Mỹ cũng đã áp đặt vòng trừng phạt mới đối với các nhà tài phiệt và giới tinh hoa của Nga, gồm có 10 người trong hội đồng quản trị của Ngân hàng VTB, 12 thành viên của Duma quốc gia (Hạ viện) và gia đình của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov.
Theo Tuoi Tre
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022