Giá các mặt hàng thiết yếu của Nga tiếp tục leo cao
Giá tiêu dùng đã bắt đầu tăng trong tháng 3/2020 do giá dầu thô sụt giảm và giá trị đồng ruble suy yếu sau đợt lạm phát thấp kỷ lục. Giá thực phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm có đường, tăng 64% trong tháng 2/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, và dầu hướng dương tăng 26%.
Số liệu được Rosstat công bố ngày 6/4 cho thấy trong tháng 3/2021, giá đường cao hơn 48% so với cùng kỳ năm ngoái, còn giá dầu hướng dương cao hơn 27%.
Giá lương thực tăng cao trở thành chủ đề nhạy cảm trước thềm cuộc thăm dò Quốc hội Nga vào mùa Thu. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới trong tháng 2/2021 đã tăng lên mức cao nhất trong gần bảy năm và tăng trong tháng thứ chín liên tiếp.
Mức tăng này phản ánh tình trạng giá hàng hóa nói chung tăng cao hơn do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, tình hình thời tiết không thuận lợi và chuỗi cung ứng bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng COVID-19. Tại Nga, giá lương thực cao đã “đánh bay” những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này của chính phủ kể từ cuối năm ngoái.
Hồi tháng 12/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ quan ngại về tình hình này và chỉ thị cho các cơ quan liên quan chuẩn bị các biện pháp giải quyết trước đợt nghỉ lễ Năm mới. Chính phủ Nga đã công bố mức giá trần cho mặt hàng đường và dầu hướng dương lần lượt cho đến ngày 1/6 và 1/10.
Rosstat cũng cho biết lạm phát của Nga đứng ở mức 5,8% trong tháng 3/2021, tăng so với mức 5,7% trong tháng Hai. Trong năm 2020, Nga đã ghi nhận mức lạm phát 3,4%, tuy nhiên, trong tháng 11/2020, đồng ruble rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014 đã đẩy chi phí hàng hóa nhập khẩu lên cao. Ngân hàng trung ương Nga đã thiết lập mục tiêu lạm phát trong trung hạn ở mức 4% và để đạt được điều đó, gần đây ngân hàng này đã nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018./.
Theo Bnews.vn
TIN LIÊN QUAN
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022