Giá lúa mì Nga giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp
Các nhà chăn nuôi trong nước yêu cầu chính phủ đánh thuế xuất khẩu. Giá hạt hướng dương, dầu hướng dương tăng mạnh. Nga đã gieo trồng diện tích cao kỷ lục đối với ngũ cốc vụ đông.
Giá xuất khẩu lúa mì Nga giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp, trong bối cảnh giá lúa mì tại Chicago duy trì ổn định.
Giá lúa mì Nga loại 12,5% protein khu vực Biển Đen kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 2 USD xuống 252 USD/tấn FOB, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết.
SovEcon – công ty tư vấn nông nghiệp có trụ sở tại Moscow cho biết, giá lúa mì giảm 1 USD xuống 253 USD/tấn, trong khi giá lúa mạch ở mức 215 USD/tấn.
Các nhà chăn nuôi Nga gửi lá thư đến chính phủ vào tuần trước về hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc, do Bộ Nông nghiệp đề xuất ở mức 15 triệu tấn giai đoạn 15/2 đến 30/6/2020, có thể ổn định thị trường lúa mì trong nước song sẽ khiến giá suy giảm. SovEcon cho biết, lá thư đề xuất áp dụng lại thuế xuất khẩu lúa mì hiện ở mức 0.
Nga đã gieo trồng diện tích ngũ cốc vụ đông ở mức cao kỷ lục 19,2 triệu ha bất chấp thời tiết khô.
Giá xuất khẩu lúa mì Ukraine giảm
Giá xuất khẩu lúa mì Ukraine giảm 4 USD/tấn do nhu cầu từ các nhà nhập khẩu giảm bởi giá ở mức cao, công ty tư vấn nông nghiệp APK-Inform cho biết.
Tháng trước, nhu cầu từ các nhà nhập khẩu tăng cao và lo ngại về tiến độ gieo trồng lúa mì vụ đông bị chậm lại đẩy giá xuất khẩu lúa mì xay Ukraine tăng lên mức cao nhất 2 niên vụ.
Giá lúa mì Ukraine loại 12,5% protein khu vực Biển Đen ở mức 249-254 USD/tấn.
Giá lúa mì chất lượng thấp loại 11,5% protein dao động 247-252 USD/tấn FOB.
Tuy nhiên, giá ngô tăng 1 USD và ở mức 239-243 USD/tấn FOB, APK-Inform cho biết.
Ukraine là một trong số nước trồng và xuất khẩu lúa mì chủ yếu trên thế giới có kế hoạch xuất khẩu 17,5 triệu tấn lúa mì năm 2020/21. Nước này chiếm khoảng 16% xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu, bán khoảng 57 triệu tấn ngũ cốc trên thị trường thế giới năm 2019/20.
Nguồn: VITIC/Reuters
TIN LIÊN QUAN
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022
Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.
20/04/2022