Lần đầu tiên dự trữ vàng của Nga vượt quá USD
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nga, lần đầu tiên trong lịch sử, giá trị của vàng đã vượt qua đồng USD trong Quỹ Dự trữ quốc tế của nước này.
Tính đến ngày 30/6/2020, vàng chiếm 22,9% tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: Reuters
Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Trung ương Nga về việc quản lý dự trữ vàng ngoại hối được công bố với độ trễ truyền thống là 6 tháng, do đó chúng phản ánh cơ cấu danh mục đầu tư tính đến thời điểm giữa năm 2020.
Dẫn số liệu, phóng viên TTXVN tại Moskva cho biết tính đến ngày 30/6/2020, vàng chiếm 22,9% tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga và có giá quy đổi khoảng 128,5 tỷ USD (trong tổng số 561,1 tỷ USD trong Quỹ Dự trữ quốc tế của Nga).
Trong khi đó, khoản dự trữ bằng đồng USD chỉ còn chiếm 22,2% (tương đương 124,6 tỷ USD).
Như vậy, so với lần thống kê trước vào cuối tháng 3/2020, tỷ trọng vàng trong dự trữ của Nga đã tăng từ 20,8% lên 22,9%, trong khi tỷ trọng của đồng USD giảm từ 23,7% xuống 22,2%.
Trước tháng 3/2018, Ngân hàng Trung ương Nga lưu giữ 43-48% tài sản của mình bằng đồng USD, nhưng do Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt, Nga đã nhanh chóng chuyển sang đồng euro và Nhân dân tệ (NDT).
Nếu vào đầu năm 2018, Nga sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá khoảng 100 tỷ USD, thì đến cuối tháng 10/2020 (theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ), con số này chỉ còn 6 tỷ USD.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng tỷ trọng vàng trong kho dự trữ. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, dự trữ vàng thường dao động từ 15-17%, nhưng tới tháng 12/2020, con số này đã lên tới gần 23% (khoảng 133,7 tỷ USD).
Kể từ tháng 4/2020, Ngân hàng Trung ương Nga không còn mua vàng nữa, do đó dự trữ vàng vẫn ở mức 73,9 triệu ounce, nhưng giá trị của chúng trong giai đoạn này đã tăng 12%, tương đương 13,8 tỷ USD, do giá vàng thế giới tăng. Năm 2020, giá vàng đã tăng gần 25%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết: “Về nguyên tắc, chúng tôi có đủ vàng để đảm bảo đa dạng hóa dự trữ vàng và ngoại hối”.
Tính đến giữa năm 2020, tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga thuộc về đồng euro với 29,5% (tương đương 165,5 tỷ USD).
Đồng NDT của Trung Quốc chiếm 12,2% dự trữ vàng ngoại hối (tỷ trọng không thay đổi so với tháng 3/2020), trong khi đồng bảng Anh và yen Nhật lần lượt chiếm 5,9% và 3,9%.
Tuy nhiên, xét về mặt địa lý, Trung Quốc đứng đầu về khoản đầu tư nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga với 14,2% dự dữ (tính đến giữa năm 2020). Vị trí thứ hai thuộc về Nhật Bản với 12,3%, ở vị trí thứ ba là Đức với 11,8%.
Các khoản đầu tư của Ngân hàng Trung ương Nga vào Trung Quốc vượt quá tài sản dự trữ bằng đồng NDT (14,2% so với 12,2%, chênh lệch khoảng 11 tỷ USD), đồng thời các khoản đầu tư vào Nhật Bản cũng vượt quá tài sản bằng đồng yen (12,3% so với 3,9 %, chênh lệch là 47 tỷ USD).
Điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Nga đầu tư vào Trung Quốc và Nhật Bản bằng các loại tiền tệ khác và các hình thức khác, trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ (trái phiếu được chính phủ bảo lãnh) hoặc gửi tiền tại các ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại nước ngoài.
Источник: Bnews.vn
TIN LIÊN QUAN
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022