Mỹ mất hàng tỉ USD mỗi năm từ khi Nga cấm nhập khẩu
Vào ngày 6.8.2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký lệnh cấm vận đối với thực phẩm và các mặt hàng nông nghiệp, bao gồm gia cầm, cá, thịt bò, trái cây, rau, sữa từ Mỹ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt mà những nước này đã áp đặt lên Nga trước đó.
Theo ông Stadnik, động thái trên của Moscow là phản ứng bắt buộc và cần thiết trước những biện pháp chế tài từ phương Tây dành cho các doanh nghiệp Nga. Quyết định cấm nhập khẩu đã giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp Nga, cho phép đất nước duy trì được mức giá hợp lý cho các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, ông Stadnik cũng lưu ý rằng các biện pháp chống Nga về lâu dài sẽ không có lợi cho các công ty Mỹ. Do đó, ông hi vọng cả Mỹ và Nga có thể khôi phục hợp tác cùng có lợi và không cần phải dùng đến các biện pháp hạn chế nhau.
Vào năm 2014, quan hệ Nga - Mỹ và phương Tây xấu đi trước sự can thiệp của Moscow vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Các sự việc này đã khiến Mỹ, EU và những nước đồng minh đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, quốc phòng cũng như nhiều ngành kinh tế khác của Nga.
Mới đây, vào hôm 2.8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật đã được Quốc hội Mỹ thông qua nhằm tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga, Triều Tiên và Iran. Được biết, luật pháp Mỹ ngăn Tổng thống Mỹ loại bỏ các biện pháp chế tài đối với Nga mà không có sự chấp thuận của Quốc hội và Tổng thống Trump đã gọi điều này là “sự thiếu sót đáng kể”.
Theo http://thanhnien.vn
TIN LIÊN QUAN
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Bộ Tài chính Nga cho biết sẽ điều chỉnh lại các quy định về thu chi đề phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
28/04/2022