Nga chứng kiến vụ giải cứu lớn chưa từng có trong lịch sử ng
Chính phủ Nga đã buộc phải quyết định hỗ trợ sau khi ngân hàng VTB, một ngân hàng nhà nước lớn, tuyên bố đã phát hiện ra nhiều khoản vay có vấn đề với tổng trị giá khoảng 250 tỷ rúp tương đương khoảng 9 tỷ USD sau khi mua thêm 46,5% cổ phần tại ngân hàng Bank of Moscow.
Tổng giá trị các khoản vay tương đương khoảng 1/3 tổng tài sản của ngân hàng Bank of Moscow, các khoản vay này đã được gia hạn đối với các công ty có quan hệ trực tiếp với quản lý cũ của ngân hàng.
Ông Alexei Kudrin, Bộ trưởng Tài chính Nga, trong ngày thứ Sáu đã buộc tội ban quản lý cũ của ngân hàng, dẫn đầu bởi CEO Andrei Borodin, đồng minh thân cận của ông Yury Luzhkov, cựu thị trường thành phố Moscow, về việc đã quản lý kém và kêu gọi tiến hành các cuộc điều tra hình sự đối với hoạt động tẩu tán tài sản tại Nga và từ Nga ra nước ngoài.
Ông Kudrin cho biết kết quả kiểm tra của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy trong các khoản vay trị giá khoảng 250 tỷ rúp dành cho các công ty, 150 tỷ rúp được coi như khoản vay xấu, được gia hạn mà không được đảm bảo bởi bất kỳ tài sản nào.
Ông Bodorin, trong tuyên bố từ London nơi ông đã chạy trốn sau khi Nga tiến hành điều tra khoản vay trị giá 415 triệu USD cho một dự án bất động sản liên quan trực tiếp đến vợ của thị trưởng Moscow đã mất chức, cho biết ông quá choáng váng với quy mô gói giải cứu. Ông khẳng định việc VTB tiếp quản Bank of Moscow chỉ mang tính chính trị.
Phát ngôn viên của ông tuy nhiên không thể trả lời về việc các khoản vay có đi kèm thế chấp hay không.
Theo thoả thuận của chương trình giải cứu, Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Nga sẽ cung cấp khoản vay 295 tỷ rúp cho Bank of Moscow trong thời hạn 5 năm, lãi suất tốt thiểu 0,5%. VTB bơm 100 tỷ rúp vào vốn của ngân hàng và nâng cổ phần nắm giữ lên 75%.
TIN LIÊN QUAN
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022
Trong vòng 7 ngày giữa tháng 4, dòng chảy xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm 1/4.
20/04/2022