Phương Tây thống nhất giá trần các sản phẩm từ dầu Nga
Các nước Liên minh châu Âu (EU) và G7 vừa đạt thỏa thuận về mức trần giá 100 USD áp dụng với các sản phẩm như dầu diesel của Nga.
Trong thông báo hôm 3/2, G7 và EU cho biết trần giá sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2 - khớp với thời điểm EU bắt đầu cấm nhập các sản phẩm từ dầu Nga. Theo đó, các sản phẩm cao cấp, như dầu diesel, sẽ chịu mức trần 100 USD một thùng. Còn với các sản phẩm khác, như dầu mazut, mức trần sẽ là 45 USD. Mức này không thay đổi so với đề xuất cách đây một tuần.
Trước đó, G7 và EU đã áp trần giá 60 USD một thùng với dầu thô Nga, bắt đầu từ ngày 5/12/2022. Phương Tây đang tìm cách hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Nga, mà không làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Mục đích của trần giá là hạn chế khả năng Moskva hỗ trợ tài chính cho cuộc chiến tại Ukraine. Các công ty bảo hiểm, vận tải phương Tây sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ cho dầu và các sản phẩm từ dầu Nga, trừ phi chúng được mua bằng hoặc dưới giá trần.
Với các lô sản phẩm từ dầu Nga vận chuyển bằng đường biển, được mua trước ngày 5/12, thời gian chuyển tiếp sẽ là 55 ngày. Thời gian này áp dụng với dầu thô Nga là 45 ngày.
Ba Lan và các nước Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia đang thúc giục xem xét lại trần giá dầu thô Nga ngay, thay vì chờ đến giữa tháng 3 để đánh giá định kỳ. Họ muốn mức thấp hơn nữa để hạn chế nguồn thu của Nga từ sản phẩm này.
Với dầu thô, đánh giá định kỳ sẽ thiết lập giá trần tối thiểu thấp hơn 5% so với giá thị trường. Giá dầu Nga hiện đã rơi xuống dưới 60 USD một thùng.
Theo: vnexpress.net
https://vnexpress.net/phuong-tay-thong-nhat-gia-tran-cac-san-pham-tu-dau-nga-4566703.htmlTIN LIÊN QUAN
Các nước Liên minh châu Âu (EU) và G7 vừa đạt thỏa thuận về mức trần giá 100 USD áp dụng với các sản phẩm như dầu diesel của Nga.
04/02/2023
Truyền thông Nga dẫn lời Bộ Tài chính nước này nói giá dầu Matxcơva bán trong tháng vừa qua vào khoảng 47 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức giá trần 60 USD/thùng mà phương Tây áp.
16/01/2023
Trong cuộc họp chính phủ được phát sóng trên truyền hình quốc gia ngày 16/1, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nguồn thu ngân sách của nước này từ dầu khí tăng 28%, tức 2.500 tỷ ruble (36,7 tỷ USD) trong năm 2022.
16/01/2023
Doanh thu của Nga từ xuất khẩu phân bón đã tăng vọt trong năm vừa qua mặc dù doanh số bán hàng có giảm nhẹ, tuy nhiên giá phân bón tăng vọt do khan hiếm đã mang đến cho Nga khoản lợi nhuận khổng lồ - ngành hàng hiếm hoi giúp Moscow có thể yên tâm phần nào sau 1 năm "bão tố" trên thị trường năng lượng.
16/01/2023
Nhiều biến động trong năm 2022 khiến nền kinh tế Nga chịu nhiều thiệt hại. Tuy có một vài điểm sáng nhưng các nhà kinh tế cho rằng vẫn còn vô số yếu tố rủi ro đẩy Nga rơi vào suy thoái.
05/01/2023
Nguồn cung điện năng từ Nga sang Trung Quốc và Mông Cổ ước tính tăng 20% trong năm nay.
05/01/2023
Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ 31 thị trường trên thế giới, trong đó nhập nhiều nhất từ Brazil, Nga, Đức, Canada và Hà Lan.
03/01/2023
Giới chức Nga cho rằng năm 2023 sẽ khá thách thức đối với nền kinh tế nước này, xét về khía cạnh tài chính và thâm hụt ngân sách.
03/01/2023
Đức đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống kể từ ngày 1/1, theo cam kết đã đưa ra trước đó, dù lệnh cấm vận dầu của EU loại trừ việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống.
03/01/2023