Quỹ quốc gia Nga giảm gần 7 tỷ USD trong tháng 2
Quỹ Tài chính Quốc gia (NWF) của Nga, quỹ tích lũy doanh thu từ dầu mỏ của nước này, đã giảm xuống còn khoảng 12.935 tỷ ruble (131,65 tỷ USD) vào thời điểm ngày 1/3, từ mức 13.600 tỷ ruble (138,42 tỷ USD) một tháng trước đó, Bộ Tài chính Nga cho biết hôm 23/3.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Nga, Quỹ Tài chính Quốc gia (NWF) đã giảm 675,16 tỷ ruble (6,8 tỷ USD) vào tháng 2/2022, còn khoảng 12.935 tỷ ruble (131 tỷ USD) vào ngày 1/3/2022, tương đương 9,7% GDP dự kiến cho năm 2022.
Trước đó, vào thời điểm ngày 1/2, quỹ NWF có khoảng 13.600 tỷ ruble (khoảng 138,43 tỷ USD), tương đương 10,2% GDP dự kiến cho năm 2022.
Tài sản ngoại hối do NWF nắm giữ là một phần trong tổng dự trữ ngoại hối và vàng của Nga trị giá 643 tỷ USD. Do đó, khi bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh, Nga đã lên kế hoạch khai thác quỹ để bù đắp cho những thâm hụt nền kinh tế phải chịu.
Không chỉ vậy, giá trị của các công ty Nga mà NWF đầu tư vào đều bị sụt giảm, kết hợp với việc chứng khoán Nga giảm mạnh vì bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt cũng khiến giá trị quỹ bị thâm hụt.
Nga đã lên kế hoạch sử dụng tiền NFW để thay thế một phần khoản vay nợ của nhà nước trong năm nay, đồng thời có kế hoạch chuyển khoản tiền lên tới 1.000 tỷ ruble của quỹ để hỗ trợ thị trường chứng khoán bị phá hoại, khi các nhà chức trách tìm cách bảo vệ nền kinh tế nước này.
Trữ lượng tiền mặt của quỹ vào thời điểm đầu tháng 2 là khoảng 9.730 tỷ ruble (99 tỷ USD), tương đương 7,3% GDP. Trong đó, có tới 38,561 tỷ EUR, 4,178 tỷ bảng Anh, 600,304 tỷ yên Nhật, 226,702 tỷ NDT, 405,708 tấn vàng dưới dạng phi cá nhân hóa và 142,1 tỷ ruble đã được gửi vào Ngân hàng Trung ương Nga.
Ngoài ra, có 531,37 tỷ ruble đã được gửi vào ngân hàng phát triển VEB.RF, khoảng 3 tỷ USD được đầu tư vào các khoản nợ của nước ngoài, 294,846 tỷ ruble và 2,363 tỷ USD được đầu tư vào chứng khoán của các tổ chức phát hành của Nga liên quan đến việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng tự duy trì và 278,992 tỷ ruble vào cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức tín dụng.
Tổng cộng 138,433 tỷ ruble đã được gửi vào VTB và Gazprombank để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng tự duy trì, cũng như 3.000 tỷ ruble cổ phiếu của Sberbank và 47,4 tỷ ruble cổ phiếu Aeroflot.
NWF cũng trở thành đối tượng bị Mỹ và EU trừng phạt kể từ thời điểm Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.
Theo đó, ngày 3/3, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Mỹ đã ban hành Sắc lệnh 14024 về “Các điều cấm liên quan đến các giao dịch có sự tham gia của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga, Quỹ tài sản quốc gia của Liên bang Nga và Bộ Tài chính Liên bang Nga”.
Liên minh châu Âu (EU) cũng thông qua một vòng trừng phạt nhắm vào quỹ NWF của Nga vào ngày 10/3.
Quỳnh AnhTheo Tass, Reuters / VNF
TIN LIÊN QUAN
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.
22/04/2022
Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.
22/04/2022
Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.
22/04/2022
Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.
21/04/2022
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
21/04/2022
Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.
20/04/2022