Mật ước Nga-Trung: Không tốn 1 viên đạn, Nga "nuốt trọn" vùng đông bắc Trung Quốc ra sao?
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
Tham vọng Viễn Đông của Nga
Vào thập niên 1890, Đế quốc Nga bắt đầu xây dựng 5 tuyến đường sắt quy mô lớn đi qua hai lục địa Á-Âu, phía tây từ Moskva, phía đông đến Vladivostok. Năm 1894, đường sắt đã được xây dựng đến Zabaykalsky Krai, khu vực nằm ở vùng đông nam Siberia, về phía đông hồ Baikal.
Tư liệu đăng tải trên trang Phượng Hoàng (Trung Quốc) tháng 8/2008 nói rằng Nga thời điểm đó có tham vọng kiểm soát các tuyến đường đi qua vùng đông bắc Trung Quốc, nhằm củng cố nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của St. Petersburg.
Sau khi Hạm đội Bắc Dương - niềm tự hào của Trung Quốc - thảm bại trước hải quân Nhật Bản trong hải chiến Giáp Ngọ (1894), Bắc Kinh và Tokyo ký kết Điều ước Mã Quan vào năm 1895, gồm thỏa thuận Trung Quốc cắt nhượng bán đảo Liêu Đông cho Nhật - điều khoản được cho là hết sức bất lợi với mục tiêu của Nga tại vùng Viễn Đông.
Trước tình hình này, Đế quốc Nga cùng Đức, Pháp làm trung gian giao thiệp với Nhật Bản, buộc Tokyo từ bỏ yêu sách với bán đảo nói trên, đổi lại Trung Quốc sẽ gia tăng khoản bồi thường chiến phí. Chính phủ Thanh phải tiếp cận Nga và Pháp nhằm thỏa thuận khoản vay để chi trả đến 8.600 tấn bạc bồi thường cho Nhật.
Bộ trưởng Tài chính Đế quốc Nga Sergei Witte thành lập Ngân hàng Hoa-Nga (Russo-Chinese Bank), bao gồm vốn của Pháp nhưng do chính phủ Nga quản lý, để phân bổ khoản vay cho Trung Quốc.
Thỏa thuận bí mật Nga-Trung
Sau khi đề xuất xây đường sắt xuyên qua vùng đông bắc Trung Quốc đến Vladivostok - đưa ra vào tháng 4/1896 - bị Bắc Kinh bác bỏ thẳng thừng, Nga gửi lời mời đại thần hàng đầu Trung Quốc Lý Hồng Chương dự lễ đăng quang của Sa hoàng Nicholas II vào tháng 5.
Lý được đón tiếp với nghi lễ dành cho nguyên thủ.
Ngoại trưởng Đế quốc Nga Alexey Lobanov-Rostovsky cùng Witte đã tổ chức đàm phán bí mật với Lý, trong đó St. Petersburg cam kết duy trì toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và đề nghị thiết lập một liên minh quân sự bí mật với Bắc Kinh nhằm chống lại những cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai từ Nhật.
Điều kiện Nga đưa ra để thành lập liên minh là Trung Quốc chấp nhận cho nước này "mượn đất làm đường".
Cụ thể, Nga được phép đưa tàu chiến tới các cảng của Trung Quốc, đồng thời đường sắt của Nga được phép đi qua các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm đến Vladivostok. Giới chức Nga cũng hứa hẹn khoản thù lao hậu hĩnh 3 triệu rúp cho Lý Hồng Chương nếu kế hoạch "nối đường" của St. Petersburg được thực thi suôn sẻ. Dù vậy, trong hồi ký sau này Witte phủ nhận hối lộ Lý trong quá trình đàm phán.
Lý sau đó không đưa ra sửa đổi thực chất nào đối với dự thảo Mật ước do phía Nga soạn thảo. Dự thảo được trình lên hoàng đế Quang Tự nhà Thanh, đồng thời Lý thúc giục Bắc Kinh phê chuẩn thỏa thuận.
"Món hời" béo bở cho Nga
Đại diện Nga-Trung chính thức ký kết Mật ước - có tên chính thức là Điều ước Đồng minh phòng thủ - tại Moskva vào ngày 3/6/1896.
Thỏa thuận gồm 6 điều khoản, nội dung chủ yếu là: Nga và Trung Quốc hỗ trợ lẫn nhau về hải/lục quân và vũ khí, hậu cần nếu Nhật Bản xâm phạm vùng Viễn Đông của Nga hay lãnh thổ Trung Quốc; tất cả cảng khẩu của Trung Quốc mở cửa cho chiến hạm Nga trong thời chiến; Trung Quốc cho phép Ngân hàng Hoa-Nga xây tuyến đường sắt qua Hắc Long Giang và Cát Lâm - tức Tuyến đường sắt miền Đông Trung Quốc (CER), đồng thời Nga được phép sử dụng tuyến đường này để vận chuyển binh sĩ, hậu cần và quân bị trong thời chiến lẫn thời bình.
Truyền thông trong nước Trung Quốc nói rằng Đế quốc Nga đã lợi dụng các biện pháp không chính đáng để dụ dỗ và ép chính phủ Thanh ký kết thỏa thuận "ăn cướp từ đầu đến cuối". Mật ước giúp St. Petersburg không tốn một mũi tên hòn đạn vẫn giành quyền kiểm soát thực tế đối với toàn bộ khu vực đông bắc Trung Quốc.
Mật ước với Bắc Kinh được mô tả là mang lại giá trị đặc biệt cho Nga trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng đối với chính phủ Thanh, cũng như mục tiêu "bá chủ" ở vùng Viễn Đông.
Hai năm sau thỏa thuận trên, Nga tiếp tục đạt được thỏa thuận cho phép mở rộng đường sát đến Lữ Thuận - nơi trở thành căn cứ hải quân Port Arthur của Nga, và thành phố cảng Đại Liên bên bờ Hoàng Hải. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này bị Nhật Bản giành quyền kiểm soát sau khi đánh bại Nga trong cuộc chiến tranh năm 1904-05.
Phải đến năm 1953, Liên Xô mới trao trả cổ phần CER - mà họ nhận được từ chính phủ Dân quốc của Tưởng Giới Thạch vào tháng 8/1945 - cho nước CHND Trung Hoa.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
#Nga-Trung Quốc
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020