Giải mã vụ ám sát Lenin năm 1918 chấn động nước Nga
Tháng 8/1918, lãnh tụ Lenin đối diện với vụ ám sát nguy hiểm do một phụ nữ Ukraine thực hiện. Người này dùng súng lục bắn 3 phát về phía Lenin. Trong đó, 2 viên đạn trúng người Lenin nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Lãnh tụ Lenin là một nhân vật nổi tiếng, được nhiều người biết đến sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tuy nhiên, ông cũng trở thành mục tiêu bị ám sát của thế lực thù địch.
Trong số này, đáng chú ý là sự kiện lãnh tụ cách mạng Lenin đối diện với một vụ ám sát nguy hiểm vào ngày 30/8/1918.
Vụ ám sát Lenin diễn ra trong bối cảnh thế lực thù địch lo ngại Đảng Bolshevik sẽ ký hiệp định đình chiến với Đức khi Thế chiến 1 gần đi đến hồi kết.
Người thực hiện vụ ám sát này là một phụ nữ Ukraine có tên Fanya Kaplan (28 tuổi).
Theo các tài liệu, Fanya Kaplan thực hiện vụ ám sát Lenin khi ông tham dự một sự kiện ở Moscow.
Trong lúc Lenin đang phát biểu thì Fanya Kaplan đứng giữa đám đông rút khẩu súng lục ra và bắn 3 phát đạn về phía ông.
Một viên đạn sượt qua áo khoác, 2 phát đạn còn lại trúng cổ và vai trái của Lenin. Được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, Lenin được các y bác sĩ phẫu thuật vết thương do trúng đạn. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe của Lenin dần bình phục và ổn định.
Lực lượng an ninh Nga khi ấy bắt được Fanya Kaplan ngay tại hiện trường vụ ám sát.
Sau khi bị bắt, Kaplan khai rằng bản thân là thành viên phong trào vô chính phủ ở Kiev. Bà từng bị đưa đi lưu đày khổ sai 11 năm vì ám sát một quan chức trong chính quyền của Sa hoàng.
Khi Sa hoàng cuối cùng của Nga bị lật đổ, Kaplan được ân xá. Sau khi được thả tự do, Kaplan gia nhập đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (SR) và nhen nhóm ý định ám sát Lenin để chống phá đảng Bolshevik. Với tội mưu sát Lenin, Kaplan bị xử bắn vào ngày 3/9/1918.
Theo Kiến Thức
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020