Putin từng chỉ đạo lính dù Nga chiếm sân bay Kosovo
Putin tiết lộ đã cho phép tướng Kvashnin triển khai chiến dịch đổ bộ chiếm sân bay Pristina của Kosovo năm 1999 để tạo lợi thế đàm phán với NATO.
"Khi đó tôi là thư ký Hội đồng An ninh Nga. Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang khi đó là đại tướng Anatoly Kvashnin tới chỗ tôi nói về ý tưởng chiếm sân bay Pristina", Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/6 nói trên kênh Rosiya 1, kể về quyết định táo bạo năm 1999, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến Kosovo.
Xung đột bùng phát ở Kosovo năm 1998, khi phe ly khai Quân giải phóng Kosovo đụng độ với lực lượng an ninh Nam Tư và người Serbia dưới quyền tổng thống Slobodan Milosevic. Từ tháng 3/1999, NATO can thiệp, ném bom các mục tiêu của chính phủ và quân đội Serbia, buộc Milosevic đồng ý ký thỏa thuận hòa bình, theo đó quân đội Serbia sẽ rút khỏi Kosovo và thay vào đó là lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO - Nga.
Khi chiến tranh Kosovo kết thúc vào ngày 11/6/1999, Nga lên kế hoạch triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình độc lập với NATO tại Kosovo, nhưng vấp phải sự phản đối và cản trở của NATO. Giới chức NATO lúc đó lo ngại một khu vực do Nga kiểm soát riêng rẽ có thể dẫn tới việc Kosovo bị phân tách thành hai vùng của người Serbia và người Albania.
Putin, người phụ trách Hội đồng An ninh Quốc gia Nga lúc đó, đã hỏi tướng Kvashnin về sự cần thiết của hành động quân sự mạo hiểm nhằm chiếm sân bay Pristina. "Ông ấy nói rằng chúng ta sẽ phải rời khỏi đó sau thời gian ngắn, nhưng ít nhất cũng có thứ gì đó để thỏa thuận", Putin kể lại. "Tôi nói với ông ấy rằng cứ tiến hành nếu thấy phù hợp".
Chiến dịch đánh chiếm sân bay Pristina tại Kosovo, khi đó thuộc Nam Tư, được lực lượng đổ bộ đường không Nga (VDV) tiến hành ngày 12/6/1991 với sự tham gia của 206 lính dù, 15 thiết giáp BTR cùng 35 xe cơ giới. Lực lượng VDV này đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Bosnia, được điều sang Kosovo để tiến hành chiến dịch.
Vào đêm 11 rạng 12/6/1999, cuộc đột kích chớp nhoáng của 200 lính dù Nga xuống sân bay Pristina (Kosovo), cấp tốc đánh chiếm địa điểm chiến lược này, khẳng định sự can dự của Nga tại khu vực Balkan đã khiến NATO choáng váng.
Ngoài gây thanh thế, mục tiêu khác của Nga là ngăn không để các tiêm kích MiG-29 của Nam Tư lọt vào tay NATO với nhiều bí mật quân sự. Sau đó 11 chiếc MiG-29 và 21 chiếc MiG-21 lần lượt bay khỏi sân bay Pristina ngay đêm 12/6 khiến chỉ huy NATO vô cùng tức tối.
Cuộc hành quân cơ giới chớp nhoáng di chuyển về phía biên giới của Bosnia và Nam Tư, quân đổ bộ đường không hỗn hợp Nga phải vượt qua 500 km đường bộ. Khi quân đội NATO tới nơi thì sân bay đã dày đặc lính Nga.
Một thiếu tá Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho hay: "Thật ra ngay từ cuối tháng 5/1999 một nhóm 18 quân báo viên Nga đã bí mật đột nhập khu vực Slatina, trên thực tế đã kiểm soát sân bay này (Pristina) trước khi tiểu đoàn hỗn hợp 200 lính đổ bộ đường không Nga đến nơi. Kết cục Nga đã đạt được mục tiêu của mình".
Đáng kể là thực tế hoạt động quân sự nói trên đã không được thỏa thuận với đại diện của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, vì đơn giản là không còn thời gian để tiến hành tham vấn về một vấn đề như vậy mà cần phải tích cực chạy đua với thời gian.
Trước hành động táo bạo của phía Nga, chỉ huy tối cao của NATO khi đó là đại tướng lục quân Mỹ Wesley Clark muốn phong tỏa các đường băng sân bay Pristina để quân đội Nga không thể sử dụng. Tuy nhiên, trung tướng lục quân Anh Michael Jackson, chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình NATO tại Kosovo, từ chối thực thi mệnh lệnh.
Các báo cáo sau này cho biết tướng Jackson khi đó không phong tỏa sân bay Pristina vì ông cho rằng hành động đối đầu như vậy có thể châm ngòi cho Thế chiến III.
Sau các cuộc đàm phán, Nga đạt được thỏa thuận triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Kosovo và lực lượng này nằm ngoài quyền chỉ huy của bộ tư lệnh NATO.
Sân bay Pristina dưới quyền kiểm soát của Nga mở cửa và đón các chuyến bay quốc tế từ ngày 15/10/1999. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tiếp tục đóng quân tại Kosovo tới tháng 7/2003 rồi rút về nước.
Theo VnExpress, Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020