Sa hoàng chọn vợ thế nào?

![]() |
Trước thời Peter Đệ nhất, các Sa hoàng Nga cũng lựa chọn Hoàng hậu tương lai theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Nhưng trái ngược với các vương quốc phương Tây, thường kén chọn Hoàng hậu từ nước khác, Sa hoàng Nga chỉ tuyển chọn Hoàng hậu trong nước, bởi vì Sa hoàng vốn theo đạo Chính thống nên không thể kết hôn với một người theo Công giáo được.
Ngoài ra, trong chuyện kết hôn của Sa hoàng thì vấn đề dòng tộc không quan trọng. Đối với nhà vua, tất cả mọi người đều là bày tôi, dù là quý tộc hay nông dân đều bình đẳng như nhau.
Chính vì lý do trên mà số phận các công chúa không có con đường nào khác, ngoài việc phải sống suốt đời trong tu viện. Vì nhà vua lấy vợ nghĩa là nâng đỡ, đưa "thần dân" lên ngang hàng với mình, còn công chúa, dù có kết hôn với một nhà quý tộc cao quý nhất đi nữa cũng vẫn bị coi như là hạ thấp vị thế của bản thân.
Khi có ý định lập ngôi Hoàng hậu, Sa hoàng công bố việc tuyển chọn tới các cô gái có độ tuổi phù hợp tại tất cả các thành phố trong vương quốc rộng lớn của mình, rồi cử những người thân tín đi tuyển chọn các cô gái có nhan sắc ở khắp nơi, như thời bây giờ gọi là “sơ tuyển”.
Sau đó, tất cả các cô gái đã vượt qua vòng đầu của "cuộc thi sắc đẹp" được đưa về thủ đô.
![]() |
Những quan cận thần được cử đi "sơ tuyển" cô dâu ở khắp nơi trong vương quốc |
Về mặt lý thuyết, bất cứ cô gái nào ở độ tuổi phù hợp và có ngoại hình xinh xắn đều có thể trở thành cô dâu của hoàng gia, nhưng trên thực tế, trong danh sách các ứng cử viên, phần lớn là con cái nhà dòng dõi quý tộc.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế. Hoàng hậu Marfa Sobakina, vợ của Ivan Bạo chúa xuất thân từ một gia đình thương gia.
Các cô gái đã qua vòng “sơ tuyển” được đưa về thủ đô sẽ phải trải qua một kỳ sát hạch khắt khe hơn, và những người lọt vào "vòng ba" sẽ được đưa vào trong cung điện.
Trong cung, không chỉ có các quý tộc cận thần, mà còn có các tiểu thư, các quan thái y và các bà quản gia kiểm tra họ một cách kỹ càng.
Ở giai đoạn này, các ứng viên đã qua 2 vòng thi được kiểm tra không chỉ có sắc đẹp, mà là tất cả những phẩm chất cần thiết đối với một vị Hoàng hậu.
Những bà già khó tính có nhiệm vụ xác định những người phù hợp nhất trong vai trò trách nhiệm làm mẹ đối với người thừa kế sau này. Nếu nói một cách nghiêm túc thì đây là điều cần thiết nhất đối với một vị Hoàng hậu.
![]() |
Các tiểu thư và các bà quản gia đang kiểm tra hình thể từng "thí sinh" |
Người ta lựa chọn những cô gái không chỉ xinh đẹp mà còn phải có sức khỏe tốt nhất, sau đó các tiểu thư và các bà quản gia sẽ báo lại nhận xét của họ với Sa hoàng.
Qua nghiên cứu các tài liệu của thời kỳ đó, trong số hơn một nghìn rưỡi cô gái được mời về kinh thành, người ta chọn ra 500 cô, sau đó chọn ra 300, rồi 200 v.v….
Mỗi một đời vua có cách chọn cô dâu khác nhau: có vị Sa hoàng đích thân xem mặt hầu hết các cô gái dự tuyển đến, cũng có vị Hoàng đế chỉ làm quen với vài ba chục cô được chọn ra từ những người đã được chọn ra trước đó.
Nhưng bản chất thì vẫn như thế: Bao giờ người ta cũng chọn lấy người chiến thắng trong "cuộc thi sắc đẹp".
Giải thưởng dành cho người đẹp không phải chỉ có chiếc vương miện hoa hậu, được trang trí bằng những viên đá quý và đồ trang sức, mà là ngôi Hoàng hậu, cho nên đã có nhiều những câu chuyện buồn, những bi kịch xảy ra xung quanh các người đẹp..
Trong đó có cả những mưu mô, những dèm pha và các vụ hãm hại, đầu độc một cách hèn hạ.
Hoàng hậu Martha Sobakina, như đã nói ở trên, đã lâm bệnh ngay sau lễ cưới và chết ngay sau đó, khiến cho Sa hoàng không có cơ hội để trở thành phu quân của bà theo đúng nghĩa. Rõ ràng, có những kẻ muốn hãm hại Sobakina.
Maria Khlopova, một người đẹp đã được Sa hoàng Mikhail Romanov sủng ái cũng nhanh chóng lâm bệnh một cách đáng ngờ. Bà mẹ của Mikhail Romanov không thích cô chỉ vì lý do thấy cô không thích hợp cho việc sinh nở sau này.
Khi Khlopova bị buộc rời khỏi cung, bệnh tình của cô cũng tự nhiên biến mất, và trong nhiều năm sau, cô nàng phải sống cùng với cha mẹ ở một chốn xa xôi hẻo lánh. Gia đình cô bị lưu đày vì tội đã cố tình tiến cử một cô dâu ốm yếu cho Sa hoàng.
![]() |
Hồi hộp trước khi vào "phòng thi" |
Cuộc thi chung kết chọn danh hiệu Hoàng hậu tương lai được tổ chức rất trang trọng. Sa hoàng đích thân có mặt trong buổi lễ và ngồi trên một chiếc ngai bằng vàng. Các “thí sinh” mặc quần áo đẹp và đeo đồ nữ trang quý giá, mỗi “thí sinh” phải cúi rạp đầu trước chân của Sa hoàng rồi sau đó đứng sang một bên, chờ xem số phận có mỉm cười với mình hay không.
Sa hoàng nhìn kỹ từng cô, có thể đặt ra câu hỏi, và cuối cùng chọn cho mình một cô gái theo mách bảo của trái tim bằng cách ném lên ngực cô gái chiếc khăn thêu chỉ vàng, gắn ngọc trai của mình. Sau đó Sa hoàng tặng cho tất cả các cô gái còn lại những món quà quý giá và cho họ về quê.
Cũng có nhiều trường hợp, các "thí sinh" còn lại của cuộc thi chung kết kết hôn với những người thân cận của nhà vua để khỏi uổng phí quảng thời gian họ lưu lại trong hoàng cung!
Họ hàng của các cô gái đã kịp làm quen với những vị cận thần kia và mai mối cho họ.
Nghi thức lựa chọn cô dâu của hoàng gia Nga theo cách thức này là học theo phong tục của Đế chế Byzantine.
Ở đó, vợ của Hoàng đế, theo quy luật, phải là cô gái đẹp nhất, được lựa chọn trong số nhiều ứng viên. Tục lệ này tồn tại ở Nga cho đến thời Peter Đệ nhất.
![]() |
Sa hoàng Alekxey Mikhalovich chọn Hoàng hậu |
Ngay cả cha của Peter Đệ nhất, Alexei Mikhailovich, đã kết hôn hai lần, và cả hai lần đều tiến hành nghi thức tuyển chọn cô dâu cho Hoàng gia theo nghi thức đó.
Sự thật thì, trong hôn lễ lần thứ hai, Alexei Mikhailovich chỉ tiến hành nghi lễ chọn cô dâu cho có lệ, chứ còn ông đã yêu Natalyu Kirillovnu Naryshkinu mê mệt từ trước đó.
Natalia được đưa vào cung cùng với những cô gái khác, nhưng sa hoàng không thèm để mắt đến họ mà ngay lập tức đưa cô lên làm Hoàng hậu.
Dưới thời Peter Đệ nhất, nước Nga đã đi theo phong tục châu Âu, và các Sa hoàng Nga từ đó chỉ kết hôn với công chúa các nước Tây Âu, và gả con gái họ cho các hoàng tử Tây Âu.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020