Vietnews.ru
Người Việt

Đông Âu - cái nôi của các tỷ phú Việt

23/03/2017 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Đông Âu - cái nôi của các tỷ phú Việt

Ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông Lê Viết Lam (Sungroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan), ông Ngô Chí Dũng (VPBank)... và nhiều đại gia Việt khác khởi nghiệp và thành danh ở Đông Âu trước khi về Việt Nam đầu tư.

Nơi khởi nghiệp của 2 tỷ phú đôla


Cũng như ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air, nữ tỷ phú đôla tự thân đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, từng thời gian dài học tập và kinh doanh tại Đông Âu trước khi đầu tư về Việt Nam và trở thành tỷ phú đôla.

Cả ông Vượng và bà Thảo cùng du học tại Matxcova (Nga) vào năm 1987. Tuy nhiên, bà Thảo đã sớm bước chân vào thương trường sớm hơn, khi mới là sinh viên năm thứ 2. Lĩnh vực kinh doanh đầu tiên của bà là hàng điện tử và nông sản.

Thành công trên thương trường, 21 tuổi bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên từ việc buôn bán hàng điện tử và cao su tự nhiên, với phương thức như bà nói, "không buôn bán cò con. Khi người ta buôn một container hàng thì tôi đã buôn hàng trăm container".

Nhiều người quen biết bà vẫn kể câu chuyện phòng hộ sinh tại bệnh viện của thành phố Matxcova, nơi bà sinh đứa con đầu lòng đã trở thành phòng họp hội đồng quản trị, nơi người phụ nữ Việt nhỏ bé được bao quanh bởi 4-5 người Nga cao lớn.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Thảo trở về Việt Nam đầu tư vào bất động sản và tài chính ngân hàng. Bà là cổ đông sáng lập của Tập đoàn Sovico Holdings và 2 ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam là Techcombank và VIB.

Năm 2005, với việc mua lại khách sạn Furama Đà Nẵng, bà trở thành người Việt đầu tiên sở hữu khách sạn 5 sao. Năm 2007, bà tham gia sáng lập Vietjet Air - hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

Trong khi đó, con đường trở thành tỷ phú đôla của ông Phạm Nhật Vượng lại bắt đầu muộn hơn. Sau khi tốt nghiệp ở Matxcova, ông kết hôn và chuyển tới Kharkov, Ukraine lập nghiệp. Tại Ukraine, ông mở một nhà hàng Việt tên là Thăng Long với số vốn 10.000 USD. Một thời gian sau, ông cùng một số người bạn thành lập Tập đoàn Technocom để sản xuất mỳ ăn liền.

Từ năm 1993 đến 1999, dưới sự điều hành của ông Vượng, Technocom dần trở thành "đế chế" số 1 trong thị trường thực phẩm ăn nhanh tại Ukraine, doanh thu mỗi năm ước tính hơn 150 triệu USD, và được định giá lên tới 1 tỷ USD.

Năm 2001, ông đầu tư phần lớn lợi nhuận về Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản thông qua 2 công ty Vinpearl Land và Vincom, và bắt đầu gây dựng “đế chế” của mình tại Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.

Đông Âu và tấm vé thông hành của các đại gia Việt


Không chỉ ông Vượng và bà Thảo từng học tập và làm việc tại Đông Âu, nhiều đại gia hiện tại của Việt Nam cũng thành danh từ vùng đất này trước khi trở về đầu tư tại Việt Nam.

Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng (vợ và em vợ ông Vượng), những phụ nữ nằm trong top 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt, gắn bó với tỷ phú Vượng từ ngày đầu khởi nghiệp tại Ukraine. Hai bà cũng là những cổ đông đồng sáng lập Technocom.

Hiện tại, hai người phụ nữ quyền lực này cùng đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch tại Vingroup và sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ trên sàn chứng khoán. Bà Hương là người giàu thứ 6 sàn chứng khoán với khối tài sản hơn 5.100 tỷ đồng, bà Hằng sở hữu gần 3.500 tỷ đồng xếp thứ 7.
Một đại gia khác cũng trong nhóm cổ đông sáng lập Technocom tại Ukraine là ông Lê Viết Lam, hiện là Chủ tịch Sungroup. Ông cũng đồng hành cùng với ông Vượng và 1 số bạn bè thành lập khu chợ Barabarosha cho người Việt và dân địa phương tới buôn bán. Ông được cho là sở hữu khối tài sản nhiều tỷ USD.



Ông Lê Viết Lam và siêu thị thực phẩm đầu tiên của người Việt tại Ukraine - SunMart.
Du học tại Nga cùng thời điểm với ông Vượng và bà Thảo, trước khi cùng tham gia thành tập Technocom, ông Lam đã từng gia nhập thương trường nhưng không thành công. Ông cũng không gắn bó lâu với Technocom mà sớm tách riêng và thành lập Tập đoàn Sungroup.

Tập đoàn này đã xây dựng nhiều công trình, dịch vụ lớn ở Ukraine thời điểm đó, như siêu thị thực phẩm SunMart, công viên nước trong nhà Jungle, khách sạn 4 sao SunLight và Làng Thời Đại.
Năm 2007, ông Lê Viết Lam đầu tư về Việt Nam với các công trình, dự án hàng chục nghìn tỷ đồng như Khu du lịch Bà Nà Hills tại Đà Nẵng (104 triệu USD), công viên Châu Á (10.000 tỷ đồng), dự án Công viên Đại Dương tại Hạ Long (6.000 tỷ đồng), dự án cảng hàng không Quảng Ninh (7.500 tỷ đồng).

Khác với ông Vượng, người dồn lực đầu tư về Việt Nam, ông Lam vẫn duy trì các hoạt động kinh doanh, đầu tư ở Đông Âu.

Vị tỷ phú ẩn mình này còn là thành viên sáng lập Ngân hàng VIB và đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt ở nước ngoài.



Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan từng rất thành công trong việc kinh doanh mỳ ăn liền tại Nga cùng ông Hồ Hùng Anh trước khi đầu tư về Việt Nam. Ảnh: Thành Luân.

Hai ông chủ của Tập đoàn đa ngành Masan hiện nay là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch và ông Hồ Hùng Anh, Phó chủ tịch cũng thành danh từ Đông Âu trước khi về Việt Nam.

Gắn bó với nhau từ thời còn kinh doanh mỳ ăn liền tại Nga, trở về Việt Nam, hai ông vẫn tiếp tục kinh doanh mặt hàng này với một số thương hiệu như Omachi, Tiến Vua và cả lĩnh vực ngân hàng với Techcombank.

Một đại gia khác là ông Nguyễn Cảnh Sơn, Chủ tịch Eurowindow Holding, cũng trở về Việt Nam sau thời gian kinh doanh tại Đông Âu. 

Eurowindow đã mang lại thành công tại thị trường trong nước cho ông Sơn. Sau đó, ông chuyển đầu tư sang ngành bất động sản, tài chính, vật liệu xây dựng... Hiện ông là Chủ tịch Tập đoàn T&M Trans tại Nga và Phó chủ tịch Ngân hàng Techcombank.

Ông Trịnh Thanh Huy - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Bình Thiên An (BTA), từng học Học viện kỹ thuật quân sự tại Nga. Ông là người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh xây dựng tập đoàn Masan thành công tại Nga trước khi về Việt Nam.
Công ty BTA của ông nổi tiếng với hàng loạt thương vụ đình đám như thâu tóm Vinafco, Beton 6, Descon… cùng các dự án bất động sản lớn như Đảo Kim Cương (vốn đầu tư hơn 400 triệu USD) và Metropolis Thảo Điền (hơn 600 triệu USD) tại TP.HCM.


VPbank dưới thời ông Ngô Chí Dũng đã có những tăng trưởng vượt bậc. Ảnh: VPBank.

Một đại gia khác cũng từng học ngành địa chất tại Nga là ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Ngân hàng VPBank. Trước khi trở về Việt Nam đầu tư, ông cũng có thời gian kinh doanh trong lĩnh vực mỳ ăn liền tại Nga.

Năm 1996, ông là cổ đông sáng lập ngân hàng VIB. Trong giai đoạn 2005-2010, ông là Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Liên Minh và tập đoàn KBG tại Nga. Trước khi trở thành Chủ tịch tại VPBank, ông từng là Phó chủ tịch thứ nhất tại Techcombank.

Một đại gia trong ngành tài chính khác cũng trở về sau một khoảng thời gian kinh doanh thực phẩn tại Đông Âu là ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch Ngân hàng VIB.

Ở nước ngoài, ông Vỹ là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Mareven Food Holdings, một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt tại nước ngoài, Công ty TNHH Mareven Food Central thuộc Mareven Food Holdings được tạp chí Forbes bình chọn Top 200 công ty tư nhân lớn nhất của Liên bang Nga.

Theo http://soha.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hôm thứ Năm (10/3) vừa rồi, tác giả Quynh Tran (Trần Quỳnh, người Phần Lan gốc Việt) đã giành được Debutant Prize 2022 (giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay”) của nhật báo Boras (Thụy Điển), trị giá 150.000 kronor Thụy Điển (tương đương 14.000 euro và tương đương 350 triệu đồng VN) - cho cuốn tiểu thuyết “Skugga och svalka/ U ám và lạnh lẽo”, được xuất bản vào mùa thu năm ngoái 2021.

Khoảng 800 người Việt từ Ukraine đã sơ tán sang Romania, con số thực tế có thể cao hơn do nhiều người không liên lạc với sứ quán hay các hội nhóm.

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến nhiều người băn khoăn chuyển tiền qua ngân hàng từ Nga về Việt Nam và ngược lại có khó khăn?

Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, khi xứ Đông Dương xa xôi vẫn còn là thuộc địa Pháp, những người Việt Nam đầu tiên đã đến với nước Nga Xô Viết, vào nhập học tại Trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (KUTV).

Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.

Tyler Nguyen, cậu bé gốc Việt 11 tuổi đến từ Herndon, Virginia (Mỹ), đã trở thành ứng viên nhỏ tuổi nhất tham gia thi đấu cùng những người trưởng thành trong chương trình truyền hình BattleBots nổi tiếng nước Mỹ.

Ca sĩ Đoan Trường nhớ lần đầu đặt chân tới xứ bạch dương 33 năm trước và những kỷ niệm trong 8 năm sống ở Nga.

“Bà Liên Xô” là tên gọi mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho PGS, TSKH Nguyễn Tuyết Minh, người đã trải qua 80 mùa xuân của cuộc đời nhưng có tới 65 năm dành để học tập, giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành Nga học.

Tiến sĩ Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới.

"Tôi chỉ mong muốn đại dịch chấm dứt để việc đầu tiên là tôi được cởi bỏ khẩu trang, để hít thở không khí," bà Nguyễn Thuý Dung, nhân viên làm việc tại một khách sạn của Berlin, chia sẻ với BBC, "và đi du lịch trở lại như ngày xưa."

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru